Học Sinh Của Tôi Vừa Nộp Bài “Lịch Sử Sống” Rùng Rợn Nhất

radio

Một trong những phần kém yêu thích nhất của tôi về công việc giáo viên lịch sử trường trung học của tôi là những bài tập “Lịch Sử Sống” nhảm nhí mà chúng tôi đưa ra mỗi cuối năm học. Lũ trẻ được cho là sẽ ngồi với ông bà của chúng và ghi hình, thu âm, hay viết lại những kỷ niệm cũ của họ dành cho hậu thế (và đó là một cách dễ dàng để nâng điểm trung bình của chúng lên).

Tôi đã làm nghề này gần được mười bảy năm, và khi tôi thu thập bài tập trong thời điểm này, tôi đã giả định rằng chúng sẽ nhàm chán, nếu không nhàm chán hơn bình thường. Nhưng điều đó đã không xảy ra trong lớp này.

Thì tôi đã về nhà, đổ cho mình một ly rượu, và chuẩn bị cho một đêm dài cho “Thời của cháu, ta chỉ có hai cái quần” và “Anh trai của ta đã bị đánh bởi một cuộn giấy báo vì đã đánh một quả bóng chày vào sân vườn nhà hàng xóm.” Và tất nhiên, những bài nộp này đã được nêm thêm gia vị của sự hồn nhiên, những bình luận của phân biệt giới tính và chủng tộc của người già khủng khiếp đến nỗi bạn phải bật cười.

Rồi thì, trong lớp tôi có một học sinh nữ mà tôi hay gọi là Olivia. Trò ấy béo thấp, im lặng, và đã chứng tỏ mình là một học sinh điểm B một cách kiên định. Tôi đã mong đợi bài nộp của trò ấy cũng sẽ không nổi bật như trò, và có lẽ đó là vì sao tôi đã cảm thấy phiền não một cách sâu sắc bởi điều mà tôi đã chứng kiến đêm ấy.

Olivia đã nộp hai đĩa vì một nguyên nhân nào đó, thế nên tôi đã bắt đầu với đĩa được đánh dấu “phỏng vấn.” Màn hình của tôi đã nấc hai lần trước khi một hình ảnh phòng khách mờ xuất hiện. Nơi ấy là một địa ngục của người tích trữ. Olivia đang ngồi cuộn trên một ghế bành và ôm một quyển sổ tay và trông như một con thú đang hoảng sợ. Đối diện trò là một người đàn ông với sắc mặt ủ rũ, đang hút một điếu thuốc và nhìn chăm chăm vào trò và chờ đợi.

“Bắt đầu đi,” một giọng nữ khẽ nói từ phía sau chiếc camera. Đôi mắt tròn xoe của Olivia thoáng nhìn về phía màn hình, rồi trở lại với người đàn ông.

“Con đang ở đây cùng với Ông Cậu Stephen,” trò khẽ bắt đầu và tôi gần như không thể nghe thấy giọng trò. “Ông cậu sẽ kể chúng ta nghe về kỷ niệm cũ nhất từ thời còn trong quân ngũ.”

Ông cậu Stephen trông như ông thà đang ở trong một cái hào chết tiệt nào đó trong lúc đấy, nhưng vẫn chờ đợi một cách kiên nhẫn cho những câu hỏi được bắt đầu.

Không quá ngạc nhiên rằng Olivia đã đọc nguyên văn những câu hỏi được gợi ý trên giấy bài tập mà tôi đã phát cho học sinh. Ông đã trả lời một cách từ tốn. Đôi lần tôi đã có nghe giọng mẹ của trỏ thì thầm “nói lớn hơn một tí, Olivia” từ phía sau máy quay. Như thường lệ, thật nhàm chán.

Và tôi đã bắt đầu tò mò khi Olivia đặt quyển sổ tay xuống và hỏi, “Ông cậu có thích ở trong quân đội không?”

Đó là hoàn toàn thông theo kịch bản. Ông cậu Stephen phát ra một tiếng ho sặc của một người hút thuốc lá nhiều. “Không. Nhưng ông cậu đã vui mừng khi được ra khỏi thị trấn.”

“Ông cậu đã đi đâu?”

“Balkans.”

“Ừ-hử,” trò nói. Tôi ngờ rằng trò ấy biết Balkans ở đâu, và sự nghi ngờ ấy đã được xác nhận khi trò hỏi, “Ở Baukiss có khác với ở đây không?”

“Có.”

Người mẹ hắng giọng ở phía sau máy quay, có lẽ là muốn khuyến khích Ông cậu Stephen kể nhiều hơn.

Nhưng Olivia dường như thật sự có hứng thú. “Ông Stephen,” trò hỏi, “đó có phải là ký ức rất xấu nhất khi đi lính của ông?”

Người đàn ông già nua nhấn mạnh điếu thuốc vào gạc tàn và rồi chậm rãi nâng mình ra khỏi ghế. “Ông sẽ quay lại,” ông lẩm bẩm. Máy quay đã gián đoạn.

Khi màn hình sáng lên lại, mọi thứ vẫn như cũ trừ việc Ông cậu Stephen đã đặt những mảnh giấy trong túi bọc hồ sơ nhựa lên những thứ khác đang ở trên bàn phòng khách của mình. Tay ông cầm một túi nhựa hồ sơ.

“Ông đã gia nhập quân đội khi còn là một đứa trẻ,” ông nói, khi đang nhìn Olivia. “Khi còn bằng tuổi anh trai của cháu,” ông nói. Olivia gật đầu. “Ông chưa bao giờ thấy qua chiến trường. Cả hai lần xuất quân của bác đều đến những thành phố ở phía Đông Châu Âu đã bị phá hủy bởi nội chiến. Mọi thứ là một mớ hỗn độn. Ông đã cảm thấy mình như là một lao công, chết ti-“

“À hèm!” Người mẹ ho.

Ông cậu Stephen thở dài rồi nhìn vào những tờ giấy của mình. “Tiểu đội của ông được giao nhiệm vụ đến một ngôi trường đã bị phá hủy hoàn toàn bởi bạo lực. Những cửa sổ vỡ, phòng ốc đổ sập – và vì một lý do nào đó, phần khiến ông bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là ngôi trường đó đã như thế trong suốt nhiều năm trước khi chúng ta đến. Đã không có ai nhấc một ngón tay lên để tu sửa nó. Ông nhìn thấy bọn trẻ đi ngang qua nó để đi xin tiền hay bất kỳ thứ chết tiệt nào mà chúng làm-“

Máy quay ngã ra về phía trước và chiếu xuống đất khi tôi nghe mẹ của trò thì thầm gắt gỏng với Ông Cậu Stephen. Tôi không thể nghe rõ cô ta đang nói gì, nhưng đã không khó để đoán.

“Thế cháu có muốn nghe câu chuyện chết tiệt này hay không?” Tôi nghe ông nói gắt lại. “Vậy thì để cậu kể nó theo cách mà cậu muốn.”

“Mẹ ơi,” Olivia chêm vào. “Đừng xen ngang câu chuyện mà.”

“Con có thuyết trình bài này trước lớp không?”

“Không mẹ ơi, bọn con chỉ nộp bài cho giáo viên thôi.”

“Thế thì cậu chắc là thầy ấy đã nghe qua chết tiệt rồi,” Ông Cậu Stephen đóng góp một cách có xây dựng. Thực ra thì tôi không phải là “thầy”, nhưng ngoài điều ấy ra thì câu khẳng định đó là chính xác.

Máy quay lại được nâng lên và sau một vài giây lấy nét, hình ảnh lại rõ như trước.

“À ông cậu nói nhiều quá rồi,” ông càu nhàu. Ông đưa một mảnh giấy lên đến gần mặt mình. “Trong tầng hầm, ông tìm thấy lá thư này. Ông đã không biết nó ghi gì nhưng ông có nhờ một người bạn dịch hộ nó. Thế nên ông sẽ đọc nó bây giờ. Và rồi ông sẽ kể cháu nghe những gì ông thấy trong tầng hầm đó.”

Một cơn lạnh chạy dọc sống lưng tôi. Người mẹ phóng to máy quay về phía Ông Cậu Stephen và lá thư của ông. Đôi bàn tay ông run rẩy khi đang cầm lá thư đó. Đây là những gì ông đọc:

Gửi Quý Ngài,

Tôi chưa bao giờ yêu đất nước của tôi. Đã có quá nhiều chiến dịch như thế được sinh ra từ lòng yêu nước, một sự giằng co thế lực để giành lấy những mảnh vỡ của một quốc gia đã từng là một đế chế hùng mạnh, nhưng tôi không quan tâm quê hương tôi có tên gì trên bản đồ. Cuộc chiến này là vô nghĩa và tôi đã cố hết khả năng của mình để tránh xa khỏi nó.

Mạng sống của vợ và con tôi đã bị tước đi không bởi cuộc chiến này. Mà là bệnh tật. Nhân từ thay, điều ấy đã không kéo dài đối với con tôi. Nhưng Nadja đã chịu đau đớn lâu hơn. Tôi đã nhìn trong kinh hoàng khi biết rằng tôi không thể làm được gì cho họ. Lời an ủi duy nhất dành cho tôi là rằng tôi đã ở đó cùng họ trên từng bước đi. Một ngày nọ tôi đã ngừng đi làm và không ai đã đến tìm tôi. Tôi nghi ngờ họ nhận ra rằng tôi đã mất tích. Vì ngôi trường chỉ ở cách nhà tôi một cánh đồng, từ cửa sổ nhà tôi có thể thấy được nó, sẽ là dễ dàng để đến đó trong vài giờ rồi lại nhanh chóng trở về nhà để chăm sóc họ. Nhưng còn nghĩa lý gì nữa? Tất cả những gì tôi làm là lau sàn. Tôi vô dụng đối với thế giới này cũng như với gia đình tôi.

Tôi cố đưa Nadja đến bệnh viện, nhưng chuyến hành trình ấy quá dài và gian nan. Tôi đã đưa cô ấy trở về nhà và cô đã qua đời trong đêm ấy.

Sau khi Nadja và đứa bé không còn nữa… chà, tôi không còn nhớ gì nhiều. Tôi đã không rời khỏi ngôi nhà lụp xụp của mình, hầu như đã không ăn và không ngủ, đã nhiều lần nghĩ đến tự vẫn. Tuy có sức cuống hút, tôi cảm thấy như bị tê liệt bởi chính sự vô dụng của bản thân.

Điều duy nhất giúp tôi giữ tỉnh táo là radio của tôi. Tôi chưa từng tắt nó. Ngay cả khi tôi không nghe những gì phát ra từ nó – thực chất, kênh rõ nhất là một kênh nói Tiếng Anh (tôi nghĩ thế) mà tôi không hiểu hay nói được tí tẹo nào. Nhưng những giọng nói, những bài nhạc, và sự nhận thức được rằng sự sống thật sự hiện hữu ở bên ngoài thành phố đầy bạo lực này đã giữ tôi lại.

Tôi không biết đã trải qua bao lâu khi tôi lại thấy ánh sáng ban ngày. Tôi đã choáng váng bởi cơn đói, thế nên việc tìm thức ăn là ưu tiên của tôi. Tất nhiên là tôi vẫn mang theo radio bên mình. Từ khi tôi bắt đầu thu mình lại, nó đã đi cùng tôi. Nó trò chuyện với tôi khi tôi ngủ và khi tôi thức giấc. Tôi không biết nó đang nói gì, nhưng tôi biết mình sẽ chết nếu không có nó.

Khi tôi đã ăn một ít thức ăn và uống một ít nước, điều duy nhất mà tôi nghĩ mình cần làm là trở lại với công việc. Và tôi đã làm thế. Sáng hôm sau, tôi trở lại trường nơi tôi là một người lao công và bắt đầu công việc.

Không ai cố tỏ ra đó là chuyện lớn. Như tôi đã nói, Nadja đã bị bệnh rất lâu, và ai làm việc tại ngôi trường ấy cũng biết. Tôi rất cảm kích rằng đã không ai quấy rầy tôi phải trở lại trường làm việc trong ngày đau khổ nhất của đời tôi. Những giáo viên chưa bao giờ nói gì nhiều với tôi, nhưng chúng tôi mỉm cười với nhau trong những hành lang và suy cho cùng thì sự tôn trọng lẫn nhau đó có lẽ là lý do khiến tôi quyết định trở lại.

Nơi này đã trở nên bừa bộn khi không có tôi, thế nên tôi đã đơn giản cầm chổi và giẻ lau từ trong tủ và bắt đầu dọn dẹp. Mọi người ai cũng vui và tỏ vẻ cảm kích khi tôi trở lại, tôi biết thế. Và phần tốt nhất chính là không ai bận tâm đến radio của tôi. Tôi mang nó theo với tôi khắp nơi và giữ âm thanh ở mức nhỏ vừa đủ để không làm phiền các học sinh. Đã không có ai than phiền. Thực ra phải nói, tôi nghĩ là họ thậm chí còn thích nó.

Ngôi trường thì không quá lớn, nhưng cần được bảo trì rất nhiều. Sàn nhà thì luôn rích và bị nhem bẩn, thế nên tôi dành phần lớn thời gian để lau sàn. Trẻ con thì hay làm bẩn mọi thứ – tôi đoán đó là lý do mà họ còn cần tôi. Đôi lúc tôi đã phải di chuyển đồ tới lui để chắc chắn từng ngóc ngách trên sàn đều sạch và đẹp, nhưng tôi cảm thấy tự hào khi làm thế.

Và công việc sửa chữa! Ngôi trường luôn cần được tu sửa chỗ này chỗ kia, và tôi rất vui khi được góp công. Nhiều ngày tôi lắp lại bàn học bị hỏng trong khi đang huýt sáo theo bài nhạc trên radio, những lúc khác tôi đảm nhiệm những vấn đề kiến trúc nghiêm trọng hơn. Những ngày khi tôi phải làm việc như thế, tôi cảm thấy mình thật có ích như một phần của ngôi trường, như một bánh răng trong một cỗ máy lớn. Làm thế nào mà ngôi trường này có thể tồn tại khi không có tôi? Tôi đã mất một quãng thời gian dài, nhưng rồi tôi lại có cảm giác rằng mình có mục đích sống.

Có một tủ đựng thịt ở phía sau trường chứa đầy thức ăn dự trữ. Và thay vì thanh toán, tôi được phép lấy bao nhiêu thức ăn tùy thích. Sắp xếp đó là ổn – tôi sẽ làm gì với tiền chứ? Tôi thường mang thức ăn về nhà, chỉ cách trường một cánh đồng, nhưng khi tôi bắt đầu ngủ dưới tầng hầm thì dường như không ai để ý. Ngôi trường này đặc biệt đối với tôi và tôi không thể để nó không được bảo vệ.

Những khi tôi bị bao vây bởi ký ức về vợ và con tôi, tôi mở tiếng radio lớn để cuốn trôi đi những suy nghĩ ấy. Lần nào cũng hữu hiệu đối với tôi.

Trừ sáng hôm nay.

Vì sáng hôm nay, tôi thức giấc trong sự im lặng chết chóc.

Tôi đã hoảng loạn kiểm tra chiếc radio để xem chuyện gì xảy ra. Tôi thật tình công thể cho bạn biết bao nhiêu ngày liền tôi đã sử dụng nó. Có phải nó đã sống hết cuộc đời của nó và qua đời một cách tự nhiên? Tôi đã dành cả ngày để sửa nó. Tôi đã khóc suốt hầu hết quảng thời gian ấy. Tôi đang mất dần lý trí khi không có nó.

Tôi đã cho bản thân mình cho đến trời tối. Nếu tôi không thể sửa nó đến khi đấy, tôi sẽ tự vẫn. Tôi viết lá thư này vì ánh nắng mặt trời đang phai dần và tôi biết sốt phận của mình sẽ ra sao.

Tôi đã nghĩ đến việc đi trên những hành lang này một lần cuối, nói lời tạm biệt với những học sinh và các giáo viên. Tôi biết mọi người sẽ nhớ tôi. Nhưng tôi dường như không thể rời khỏi căn phòng này. Tôi không thể đi đâu khi biết rằng chiếc radio của tôi đã chết trong này.

Trong tôi không còn nước mắt. Cảm giác như tôi không thể thở. Tôi nôn mửa phần thức ăn ít ỏi trong dạ dày của mình và tôi lại choáng váng, như khi khoảnh khắc Nadja đã mất. Tôi không còn thiết cuộc đời này nữa.

Nhưng trước khi tôi lấy mạng chính mình, tôi đã đóng cửa phòng này lại và chèn một chiếc ghế ở dưới nắm cửa. Đây là phòng duy nhất trong tầng hầm và có một khuôn cửa sổ vừa đủ cho phép ánh sáng vừa đủ để tôi có thể thấy mình đang làm gì. Nếu có ai đó tốt bụng đến tìm tôi, họ không nên phải thấy cảnh tượng rợn tóc gáy này. Có lẽ họ sẽ thấy cánh cửa bị chặn, mùi mục rửa của cơ thể tôi, và rồi đơn giản quên đi rằng tôi từng tồn tại.

Nhưng tôi đã để radio của mình và bức thư này ở ngoài cửa. Thưa quý ông tốt bụng, nếu ông có đọc lá thư này, tôi có một lời thỉnh cầu hèn mọn: xin hãy sửa nó. Xin hãy cứu radio của tôi. Nó không đáng chết trong giấc ngủ của nó và tôi cảm thấy thật nhục nhã khi tôi không thể hồi sinh nó.

Bây giờ tôi đã sẵn sàng để hội tụ với Nadja và Ludmilla bé bỏng trên thiên đường. Tôi mong ngôi trường này sẽ tìm được một lao công khác biết thương yêu và chăm sóc nó như cách tôi làm.

Đã đến lúc rồi. Xin đừng quên radio của tôi.

Stanislav

Khi người Mẹ thu nhỏ máy quay, Olivia đã khóc. “Cảm ơn Ông Cậu Stephen vì đã chia sẻ bức thư này,” cô nói, giọng cô nghẹn ngào. “Cháu nghĩ chúng ta đã nghe đủ rồi.”

“Chờ đã!” Olivia reo lên. “Ông cậu nói là còn nữa cơ mà. Ông đã thấy gì?”

Trước khi Ông Cậu Stephen có thể mở lời, hình ảnh vụt tắt. Hàm tôi mở há hốc. Đó là gì? Ông Cậu Stephen đã thấy gì?

Tôi sực nhớ rằng có đĩa thứ hai. Đĩa này không có đánh dấu, nhưng tôi mong rằng nó có chứa phần còn lại của cuộc phỏng vấn.

Nó không có hình ảnh, chỉ có âm thanh. Giọng nói bắt đầu là của Olivia.

“Chào cô Gerrity. Con xin lỗi về mẹ con, nhưng mẹ con đã từ chối ghi hình phần còn lại của câu chuyện của Ông Cậu. Nhưng con đã cầu xin ông kể tiếp và đã bí mật thu âm bằng điện thoại. Con nhớ cô có nói khi trước rằng lịch sử chỉ được viết bởi kẻ thắng của những cuộc chiến.” Trò ấy hít một hơi sau và bắt đầu khóc. “Nhưng lịch sử của mọi người là quan trọng, ngay cả nếu họ buồn, những con người đáng thương và ngay cả nếu họ chưa bao giờ chiến thắng một điều gì trong đời họ. Con đã không thể ngủ trong đêm ấy từ khi hoàn thành bài này, nhưng cô phải nghe những gì Ông Cậu con kể.”

Mắt tôi cũng đang đẫm lệ. Sự chân thành trong lời nói của trò thật đẹp đẽ. Tôi đã rất vui rằng trò vẫn còn nhớ một số câu nói sáo mòn mà tôi đã nói vì đó là những gì thầy dạy lịch sử của tôi đã nói.

Trước khi tôi trở nên quá buồn bởi nó, âm thanh lại bắt đầu.

“Được rồi,” giọng nói đầy khó chịu của người mẹ cất lên. “Nếu con muốn nghe phần còn lại của câu chuyện, được thôi, nhưng nó không phù hợp với một bài tập học đường.”

“Để cậu kể cho hết,” Ông Cậu Stephen gắt gỏng. “Nếu nó là quá nhiều với cháu, thì cháu đi ra bếp lấy thức ăn đi. Nhưng Olivia muốn nghe chuyện gì xảy ra sau đó.”

Tôi nghe tiếng nguồi mẹ càu nhàu gì đó rồi bước đi. Olivia và ông cậu ở lại. Tôi tưởng tượng trò ấy đang nhìn ông một cách chờ đợi.

“Thế Ông Cậu có tìm thấy chiếc radio đó không? Hay nó đã bị hỏng khi ngôi trường bị nổ tung?”

Ông khàn khàn và tôi nghe thấy tiếng kịch đặc trưng của chiếc bật lửa. “Lá thư đó,” ông bắt đầu chậm rãi, “có ghi ngày nó được viết.”

“Ngày nào?” trò ấy hỏi một cách tò mò.

“Nó có ngày của hai tuần trước khi chúng ta bắt đầu xây dựng lại ngôi trường.”

“Chẳng phải ông đã nói ngôi trường đó đã bị phá hủy hai năm trước đó rồi sao?”

“Phải,” Ông Cậu nói. “Nó đã từng.”

Khi đó một khoảng lặng khi tôi cảm thấy da gà nổi trên hay cánh tay mình. Hình ảnh hiện lên trong tâm trí tôi là gần như quá choáng ngợp để có thể diễn đạt, nhưng Ông Cậu Stephen đã đưa chúng vào ngôn từ một cách dễ dàng. Rõ rằng ông đã dành cả đời mình để nghĩ về nó.

“Người đàn ông này, ông Stanislav này, đã đến một ngôi trường bị vấy bẩn, đổ nát và dọn dẹp máu me và đống đổ nát như thể nó là nước và bụi bẩn. Ông mỉm cười với những xác chết trong những lối hành lang và tin rằng họ đang mỉm cười lại với ông vì họ thích radio của ông. Ông di chuyển những xác chết vòng quanh để có thể lau sàn dưới người họ. Mái nhà đã bị sập một nửa, thế nên khi trời mưa, ông đã có thể ướt sũng nhưng vẫn ngây ngô rằng mình không cảm thấy được gì.” Tôi có thể nghe thấy tiếng khóc nức nở của Olivia. “Ông đã tìm thấy tủ thức ăn mà ông có nói đến. Tất cả trong đó đều là dưa chua, những thứ thức ăn có lẽ có vị dở tệ như phân. Hầu hết mọi thứ đều bị mốc meo.”

“Ông-ông có thấy xác chết nào không?”

“Có. Đang treo từ trần nhà, nhưng vẫn có… sức sống một cách đáng ngạc nhiên. Ông ta không mục rửa. Điều này đã không xảy ra sau bao nhiên năm.”

“Trông ông ta có thanh thản không?” Trò ấy hỏi với một âm điệu của sự tuyệt vọng trong giọng nói của trò.

“Không thể cho cháu biết được. Mùi thì rất hôi, và gương mặt của ông ta tái xanh và mắt thì lồi ra. Như thế này.” Tôi tưởng tượng ông đang trình bày những gì ông thấy.

“Và chiếc radio?” Olivia nấc lên.

Tôi nghe Ông Cậu Stephen hút một hơi thuốc lá dài. “Nó vẫn ở đó, vẫn ổn. Và nó vẫn còn phát.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *