Một Thứ Gì Đó Vừa Đi Vừa Huýt Sáo Ngang Nhà Tôi Mỗi Tối Lúc 3:03

xóm tối

Có Một Thứ Gì Đó Vừa Đi Vừa Huýt Sáo Ngang Nhà Tôi Mỗi Tối Lúc 3:03

Mỗi tối, bất kể thời tiết ra sao, một thứ gì đó đi dọc con đường nhà tôi và khẽ huýt sáo. Bạn chỉ có thể nghe thấy nó nếu bạn ở phòng khách hay bếp khi nó đi ngang qua và nó luôn bắt đầu chính xác lúc 3:03. Âm thanh ấy bắt đầu rất khẽ, đâu đó ở đầu đường Carson. Chúng tôi sống ở khúc giữa đường, nên tiếng huýt sáo càng lớn dần khi ngang nhà chúng tôi rồi phai đi về phía ngõ cụt.

Lúc còn nhỏ, đôi khi tôi thường cùng em gái lẻn vào bếp để nghe. Cha và mẹ không thích điều đấy và chúng tôi sẽ trải qua hình phạt từ địa ngục nếu bị phát hiện nhưng thường họ cũng không quá cứng rắn vì chúng tôi luôn tuân thủ theo một Quy Luật Duy Nhất.

Đừng cố nhìn vào thứ đang huýt sáo.

Khu tôi sống là một khu vui vẻ. Tôi bắt đầu sống ở đó lúc tôi lên sáu và tôi thích nơi này. Những ngôi nhà tuy nhỏ nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng, những sân vườn lớn, và nhiều nơi để rong chơi. Có những đứa trẻ khác cũng cỡ tuổi tôi, tháng trước tôi vừa lên mười ba tuổi. Chúng tôi lớn lên cùng nhau và cùng chơi ném bóng ngoài đường chỗ ngõ cụt hay cùng rong chơi ở đằng sau những mái hiên từ nhà này sang nhà khác mỗi khi mùa hè đến. Đây là một nơi tốt để có những kỉ niệm đẹp, và tôi đủ lớn để nhận biết điều đấy. Và chỉ có hai điều kì lạ ở khu này; tiếng huýt sáo mỗi tối và sự may mắn.

Tiếng huýt sáo thì không làm tôi thấy khó chịu mấy. Như tôi đã nói, tôi không nghe thấy âm thanh ấy từ phòng ngủ của tôi. Nhưng cha mẹ tôi không thích nói về điều ấy, cho nên tôi không hỏi thêm gì nữa. Cha tôi là một người đàn ông cao, khỏe và trầm tính. Ông còn giọng địa phương bởi ông đã di dân sang Mỹ lúc còn nhỏ. Gia đình cha tôi, ông bà nội, họ đến từ vùng đảo. Đó là cách họ kể về nơi ấy. Cha tôi, chỉ không còn bình tĩnh khi tiếng huýt sáo bắt đầu cất lên.

Lúc đó cha tôi nói nhanh hơn, mắt lia nhanh hơn, cha bảo chúng tôi đừng nghĩ về nó quá nhiều và luôn nhớ một luật duy nhất, luật Duy Nhất: đừng cố nhìn ra ngoài khi có tiếng huýt sáo cất lên.

Mẹ tôi… tôi không biết mẹ tôi nghĩ gì về tiếng huýt sáo. Tôi đã thấy mẹ ở ngoài phòng khách trước 3:03 khi âm thanh bắt đầu; tôi có thể thấy bà ta khi tôi hé cửa phòng tôi đủ một inch để nhìn. Mẹ không ra ngoài thường, ít ra thì tôi không để ý thấy vậy, nhưng đôi lần mỗi tháng tôi nghĩ bà ta ngồi trên ghế sofa đỏ và lắng nghe âm thanh ấy.

Tiếng huýt sáo có cùng giọng điệu mỗi tối. Nó.. vui nhộn.

Da da dada da dum. Da da dada da dum.

Bạn có nhớ tôi đã nói về hai thứ kì lạ ở khu tôi sống không? Ngoài tiếng huýt sáo kì lạ đó ra, thì hàng xóm của tôi cực kì may mắn. Khó giải thích lắm và cha của tôi cũng không muốn nhắc về điều đấy, nhưng những điều tốt đẹp dường như thường xuyên xảy ra với người sống ở khu này rất nhiều. Thường là những điều nhỏ nhặt, trúng giải thưởng trên radio, hoặc được thăng chức một cách đột ngột trong công việc, hoặc tìm thấy mũi tên trôn vùi dưới sân, loại hàng chất lượng.

Thời tiết thì khá tốt và không có vụ phạm tội nào và vườn nhà của ai cũng nở hoa sáng rực trong mùa thu. “Một triệu điều phúc lành nhỏ bé,” là cách mẹ tôi kể về việc sống ở đây. Nhưng lí do chính chúng tôi sống ở đây, lí do chúng tôi dọn đến đây, là em gái của tôi Nola. Nola bệnh từ lúc nhỏ khi vừa mới ra đời, một bệnh lí gì đó ở phổi. Chúng tôi không thể mang nó về khi vừa mới ra đời mà chỉ có thể thăm nó ở trong bệnh viện. Nó rất nhỏ, tôi nhớ, nhỏ hơn khi so sánh với những em bé khác. Phải nhờ đến máy móc để trợ thở.

Chúng tôi dọn đến nhà này để sống gần bệnh viện hơn. Ngay khi vừa dọn đến, tình hình sức khỏe của Nola trở nên tốt hơn. Bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân, họ cố nhận công đó là một trong những việc họ làm nhưng cả nhà tôi ai cũng có thấy được cả họ cũng đang bối rối. Nhưng cha mẹ tôi biết, cả tôi cũng biết, Nola khỏe hơn chính là một điều trong số một triệu điều lành chúng tôi được thừa hưởng khi sống trong khu xóm của tôi.

Đó là vì sao chúng tôi ở lại, ngay cả khi chúng tôi biết được, mỗi điều tốt xảy ra ở đây mỗi ngày, đôi khi… một số điều xấu xảy ra. Nhưng chỉ khi bạn cố đi tìm tiếng huýt sáo ấy.

Thấy đấy, khu xóm của chúng tôi có một Ủy Ban Chào Mừng. Họ đến thăm nhà với món mì ống và một giỏ quà và một tập hồ sơ khi mà trong khu có ai mới dọn đến. Họ rất thân thiện. Bốn người đã đến thăm nhà tôi khi chúng tôi dọn đến khu vực này bảy năm về trước. Họ bắt chuyện phím, tặng những thanh sô-cô-la Snicker, và thay phiên nhau ẵm Nola. Lúc đó là tuần đầu tiên xuất viện của nó nên họ rất cẩn thận.

Sau đó những người trong ủy ban hỏi muốn nói chuyện riêng với cha mẹ tôi. Nên tôi bị kêu về phòng mặc dù tôi vẫn có thể nghe rõ gần hết đoạn hội thoại. Ủy ban chào mừng kể cho họ nghe về sự thân thiện của hàng xóm, kiểu thân thiện đặc biệt, loại khó-có-thể-giải-thích. Và sau đó họ kể về hiện tượng khó giải thích hơn nữa về tiếng huýt sáo hay xảy ra vào lúc 3:03 sáng và kết thúc khi đồng hồ điểm 3:05. Cả nhóm này, đã dặn cha mẹ tôi rằng tiếng huýt sáo rất khẽ, sẽ không làm tổn hại ai trong chúng tôi, hễ là đừng nhìn vào thứ đang tạo ra âm thanh ấy.

Đến đây, họ nhấn mạnh và tôi đã áp tai thật chặt vào cửa để nghe. Những người đi tìm tiếng huýt sáo đều bị thay đổi vận may, đôi khi rất thảm thiết. Như thể có một đám mây đen lơ lửng trên đầu họ nếu bất kì ai có nhìn. Điều gì có thể trở nên tồi tệ hơn, sẽ trở nên tồi tệ hơn. Tập hồ sơ mang theo bởi ủy ban bao gồm những mảnh báo được cắt ra, những câu chuyện về những vụ tai nạn xe cộ và những cuộc đời bị hủy hoại, án mạng công cộng và những tai nạn kì lạ.

“Không phải ai cũng chết,” tôi nghe những người trong ủy ban nói với cha tôi. “Nhưng sự sống như thoát dần ra khỏi họ. Ngay cả khi họ có sống thì cũng không có ánh sáng nữa, như thể họ không còn hiện diện.”

Mẹ tôi, tôi biết bà không tin về điều ấy cho lắm. Mẹ tôi cứ hỏi liệu việc này có phải là một trò đùa mà những người ấy hay kể cho người mới đến. Đến một lúc nào đó mẹ tôi trở nên giận dữ, đổ thừa những người từ ủy ban đang cố dọa chúng ta ra khỏi nhà mới, và nói rằng họ phân biệt chủng tộc bởi vì cha tôi là người đến từ đảo. Cha tôi đã bình tĩnh mẹ tôi lại, và nói rằng ông có thể cảm nhận được sự chân thành từ những người hàng xóm và rằng họ đang cố thực sự giúp chúng ta. Cha tôi giải thích rằng đã lớn lên qua những câu chuyện tương tự từ bà nội và ông ta biết rằng có nhiều thứ kì lạ ở quanh chúng ta. Một vài điều lạ đó có thể tốt, và cũng có thể xấu nhưng đa số đều khác nhau.

Sau khi tiễn khách, cha tôi đã đến tiệm dụng cụ để mua màn che, chốt, và khóa để gắn lên từng cửa sổ trong nhà sau buổi ăn tối. Đêm đầu tiên ấy trong nhà mới, tôi lẻn ra khỏi phòng lúc 3 giờ sáng và thấy ông đang thức ngồi canh trên ghế sô-pha ngoài phòng khách, trên tay ông là em gái của tôi. Cha tôi đưa ngón trỏ lên môi như thể ra giấu giữ im lặng rồi vỗ lên ghế kế bên. Tôi ngồi xuống và chúng tôi cùng chờ đợi.

Đúng 3:03, chúng tôi nghe tiếng huýt sáo.

Da da dada da dum. Da da dada da dum.

Nó to dần rồi phai đi như lời miêu tả của hàng xóm tôi. Mỗi đêm, tiếng huýt sáo ấy lại đến và chúng tôi chưa bao giờ nhìn và chúng tôi tiếp tục tận hưởng một triệu điều lành của chúng tôi ngày qua ngày. Nola tự thở được và bây giờ em gái tôi lớn lên khỏe mạnh lanh lợi. Cha tôi cũng đã tham gia vào ủy ban chào mừng. Chúng tôi không thường có hàng xóm mới, ai mà lại muốn dọn đi cơ chứ? Nhưng rồi có một gia đình mới dọn đến, cha tôi và những người trong ủy ban đã mang quà và thức ăn, và tập hồ sơ đến để chào mừng họ. Tôi có thể nhận ra từ nét mặt của cha tôi mỗi khi về nhà rằng gia đình ấy có thật sự tin hay là chúng tôi sẽ lại sắp có hàng xóm mới.

Một khoảng thời gian trước, có một gia đình nọ chuyển đến sống kế nhà tôi. Người chủ cũ, cô Maddie, qua đời ở tuổi 105. Bà ta đã sống một cuộc đời tốt đẹp và viên mãn. Hàng xóm mới của chúng tôi hòa nhập rất nhanh. Họ đã tin lời dặn của ủy ban chào mừng, nghe theo lời khuyên của cha tôi về việc mua một màn che có khóa, vì họ có con nhỏ. Cha tôi chưa bao giờ cho chúng tôi đọc những đoạn trích từ báo hay những chứng cứ trong phong bì hồ sơ. Nhưng tôi tưởng tượng rằng chắc hẵn phải cực kì có tính thuyết phục vì hàng xóm mới của tôi tuân thủ theo mà không có một chút vấn đề nào trong tháng đầu tiên.

Một đêm nọ, khi những người hàng xóm mới của tôi phải đi xa, họ gửi lại đứa con trai, Holden, cho gia đình tôi trông hộ. Thằng ấy 12 tuổi, nhỏ hơn tôi một tuổi. Tôi không biết nhiều về nó trước đêm đó nhưng khi cha mẹ nó gửi nó đến nhà tôi sau buổi tối tôi có thể nhận thấy sắp tới sẽ là một khoảng thời gian tệ.

“Cậu có biết ai luôn huýt sáo ngoài đó mỗi đêm không?” Holden hỏi ngay sau khi những người lớn rời khỏi phòng.

Cả ba chúng tôi ngồi trong hang, một bộ phim Disney nào đó đang được chiếu trên TV.

Em gái tôi liếc nhìn nhau, rồi tôi trả lời “chúng tôi không nói về chuyện đó”

“Tôi nghĩ đó là lão quái kia đang sống ở nhà màu vàng ở góc đường,” Holden nói.

“Ông Toles à?” Em gái tôi hỏi. “Không thể nào, ông đó hiền lắm.”

Holden nhún vai. “Vậy chắc là một tên sát nhân tâm thần rồi.”

Nola trở nên căng thẳng.

“Chúng tôi không nói về chuyện đó,” tôi nhắc lại. “Về phòng tôi chơi Nintendo nào.”

Chúng tôi dành nhiều tiếng đến để chơi game, ăn bắp rang và xem phim. Một buổi tối ngủ qua đêm bình thường nhưng tôi có thể thấy thằng Holden bắt đầu chán chường.

Sau khi cha mẹ tôi chúc ngủ ngon, khóa rèm cửa, và về phòng ngủ, Holden đứng dậy trên tay cầm túi đậu rồi đến chỗ Nola và tôi.

“Các cậu có bao giờ thử nhìn chưa?” nó hỏi. “Gần đến giờ rồi đó.”

Như những buổi ngủ qua đêm khác, chúng tôi thường không ngủ sớm. Tôi giật bắn người khi thằng Holden nói đúng, gần 3 giờ sáng rồi.

Tôi thở dài. “Chúng ta không…”

“Thấy chưa, tôi không thể, không thể thậm chí nhìn thử khi mà cha tôi đã khóa màn che mỗi đêm rồi giấu mất chìa khóa,” nó nói tiếp, mặc kệ tôi.

“Cha tôi cũng vậy,” Nola trả lời.

“Không,” Holden nói. “Không, chú ấy không có giấu.”

“Cậu thấy à?” Tôi hỏi hơi gắt.

Holden nhe răng. “Cha cậu khóa màn che, ừ, nhưng ông ấy không giấu chìa khóa. Ông ấy giữ chìa trong xâu chìa khóa của ông ấy.”

“Thì sao?” Tôi hỏi, lo lắng là tôi biết nó sẽ nói gì tiếp theo. Bởi vì tôi để ý thấy cha tôi không màng tới giấu chìa khóa nữa sau nhiều năm nay. Bởi ông tin chúng tôi tuân thủ chuyện này một cách nghiêm túc.

“Thì sau khi cha cậu khóa cửa nhưng trước khi ông ấy đi ngủ, tôi đi vệ sinh. Và trong lúc đi ngang qua, tôi đã nhìn trộm vào phòng họ, rồi tôi thấy xâu chìa khóa của cha cậu đang treo trên đầu giường, và tôi có lẽ cũng đã ‘mượn’ được chìa khóa mở khóa màn che.”

Nola và tôi nhìn thẳng về phía nó rồi nó toét mép khoái chí.

“Cậu đang nói dối,” tôi nói.

Holden nhún vai. “Cậu đi mà kiểm tra xem. Mở cửa phòng họ ra và cậu sẽ thấy ngay xâu chìa khóa ở đầu giường.”

“Ở đây,” tôi bảo hai đứa kia. “Không được di chuyển.”

Tôi chạy nhanh đến phòng cha mẹ tôi nhưng do dự không dám mở cửa. Nếu Holden đang nói dối… cha tôi sẽ giận lắm. Hơn cả giận, tôi sợ khi nghĩ về nó. Nhưng chưa đủ đáng sợ bằng việc mở cửa sổ với thứ đang huýt sáo ngoài kia. Tôi mở cửa hí một inch, và nhìn vào trong nhưng tối quá không thấy gì. Hít một hơi thật sâu, tôi bước vào phòng.

Hai bước vào trong phòng thôi, tôi tê cứng người. Tiếng huýt sáo bắt đầu. Và tôi có thể nghe thấy rất rõ… từ phòng của cha mẹ tôi. Tôi không nhận ra chứ hẵn là họ nghe tiếng huýt sáo này mỗi đêm từ khi dọn vào nhà này. Ba mẹ chưa bao giờ nói cho tôi biết. Tôi không nghĩ là tôi có thể nghe tiếng này mà ngủ được.

Tôi đứng đó, nghe tiếng huýt sáo đến gần hơn, không chắc là tôi nên mở đèn hay gọi cha tôi dậy. Tiếng động nhẹ từ phòng khách làm cho tôi tập trung lại thực tại.

“Nola” tôi la lớn và chạy ra khỏi phòng.

Holden và Nola đang đứng gần cửa trước kế bên cửa sổ. Holden đã không nói dối. Tôi có thể thấy nó đang cố mở khóa một trong những cái màn che. Tôi nghe một tiếng kịch. Nó có chìa khóa.

Holden thốt ra tiếng cười lớn thật nhanh. Nola đứng kế bên nó, co người, sợ nhưng có vẻ tò mò. Tiếng huýt sáo giờ đang ở ngay trước cửa.

Tôi nghĩ là tôi đã tạo một tiếng động, la lên. Tôi không nhớ được. Thời gian như ngưng đọng lại, kim đồng hồ đứng yên. Nhưng tôi cảm thấy tôi đang di chuyển. Tôi không nhanh, tôi chưa bao giờ năng động. Nhưng bằng cách nào đó, tôi rút ngắn khoảng cách giữa tôi và Nola trong một tích tắc. Mắt của tôi khóa chặt lên mắt Nola nhưng tôi có thể nghe thấy Holden kéo dây rèm cửa xuống để mở ra. Tôi nghe tiếng rèm được kéo lên, và tiếng huýt sáo đang ở ngay phía bên kia cửa sổ.

Nhưng tay tôi đã ôm chặt Nola và tôi xoay nó lại để nó nhìn hướng ngược lại với cửa sổ. Tôi nhắm nghiền mắt. Tấm rèm cửa được mở lên.

Tiếng huýt sáo ngưng lại.

Tôi cảm thấy Nola đang run rẩy trong vòng tay của tôi.

“Đừng nhìn nhé” Tôi nói “Đừng quay lại”

Chúng tôi đang ở trong vị trí mà Nola đang quay lưng lại và hướng về hành lang còn tôi thì đang đối mặt với cửa sổ. Mắt tôi vẫn nhắm. Tôi có thể cảm nhận được Nola gật đầu lên vai tôi.

Tôi vươn tay còn lại để cố chạm được Holden. Bàn tay tôi chạm được vào tay nó. Nó còn run hơn cả Nola.

“Holden?” Tôi hỏi.

Im lặng.

Tôi đưa tay qua khỏi Holden và cẩn thận vươn đến để cảm nhận cửa sổ, mắt vẫn nhắm nghiền. Ngón tay tôi cảm nhận được mặt kính lạnh. Lạnh hơn bình thường so với thời điểm này của năm. Tôi đưa tay tôi lên cửa sổ để tìm sợ dây rèm để kéo xuống lại. Mặt kiếng bắt đầu ấm hơn khi tôi dời tay lên rồi tôi cảm thấy có một tiếng rung nhẹ trên mặt cửa sổ. Tôi cố không tưởng tượng về thứ ở phía bên kia của cửa sổ. Cuối cùng, tôi chạm được dây và kéo mạnh để đóng màn cửa lại.

Tôi mở mắt ra. Trong những tia sáng lờ mờ thoát qua từ khe cửa sổ, tôi có thể nhận thấy Holden, trắng bệch và nhỏ bé, đang nhìn chằm chằm vào cửa sổ đã đóng.

“Holden?” Tôi hỏi lại.

Nó quay lại và la hét thật lớn.

Mọi thứ bắt đầu di chuyển xáo trộn. Đèn bật từ sảnh rồi đến phòng khách. Tiếng bước chân cha mẹ tôi chạy nhanh trên nền ván gỗ. Tôi không quay lại để nhìn họ, mắt tôi dính chặt vào Holden.

Holden trắng bệch, cắn môi nó chặt đến nỗi tôi thấy một hàng máu nhỏ chảy xuống cằm và nó đã tè trong quần.

“Chuyện gì vậy?” Cha tôi hỏi ở sau tôi.

Tôi quay lại và nói. “Nó đã nhìn”

Tôi chưa bao giờ thấy cha tôi sợ trước đó, nhưng tôi đã thấy điều ấy trong đêm đó, trong khoảnh khắc đó, một gương mặt sợ hãi xấu xí hiện rõ trên gương mặt cha tôi. Nỗi sợ của bậc phụ huynh.

“Chỉ Holden thôi à?” ông ấy hỏi tôi.

Tôi gật đầu.

Cha tôi thở một hơi dài. Ông trông nhẹ nhõm đến nỗi tôi có thể cảm nhận được ông muốn ăn mừng vì điều đấy. Nhưng sau khi nhìn về phía Holden thì sắc mặt thay đổi. Tôi tự hỏi liệu có phải ông có đang thấy có lỗi vì cảm thấy thật vui khi Holden là đứa duy nhất đã nhìn.

Có một tiếng gõ cửa.

Tất cả chúng tôi tê cứng người. Holden run lẩy bẩy.

“Đừng mở cửa,” Mẹ tôi bảo.

Bà ấy đứng ở đầu sảnh. Tôi thì đoán mẹ tôi còn nghi ngờ và sẽ chọc cha tôi về vụ cửa sổ và tiếng huýt sáo nhưng trong đêm đó, chúng tôi đều tin về điều ấy. Tôi để ý thấy cả cha và mẹ đều cầm gậy bóng chày từ trong phòng ngủ chạy ra đây.

Tiếng gõ cửa lại vang lên, lần này lớn tiếng hơn.

“Làm ơn đừng mở cửa.” Holden rên rỉ.

Cha tôi bước đến bên nó và ôm nó sát vào.

“Chúng ta sẽ không mở đâu,” cha tôi hứa và tay thì vẫn giữ chặc gậy. “Không có gì sẽ vào đây tối nay.”

Bụp bụp bụp

Lần này tiếng gõ cửa lớn đến nỗi làm rung chuyển cánh cửa. Holden la lên lần nữa và Nola ôm ghì chặt tay quanh cổ tôi. Mẹ tôi bước đến và quỳ xuống kế bên và ôm hai anh em tôi.

Rầm rầm rầm

“Gọi cảnh sát đi anh,” mẹ tôi thì thầm.

Tiếng gõ cửa ngưng lại. Cha tôi nhìn qua vai, nói.

“Em có nghĩ-“

Đang nói thì bị cắt ngang bởi tiếng những cú đập cửa điên cuồn rồi theo sau đó là những cú gõ nhẹ lên cửa, cộc cộc cộc.

Cảnh sát,” một thứ gì đó đang nói ở phía bên kia cánh cửa.

Giọng nói ở bên ngoài nghe giống hệt giọng của mẹ tôi, như một con vẹt đang đọc lại.

Cảnh sát. Gọi cảnh sát. Cảnh sátcộc cộc cộcCảnh sát.”

Mẹ tôi kéo chúng tôi lại gần hơn.

Cảnh sát. Cảnh Sát. Cảnh Sát. Cảnh Sát.

“Làm ơn ngừng lại đi.” Tôi nghe mẹ tôi thì thầm.

“Anh không nghĩ gọi cảnh sát sẽ giúp được,” cha tôi nói. “Sao mà chúng ta biết được chính cảnh sát ở bên ngoài khi họ đến?”

Những tiếng gõ cửa trở nên mạnh hơn ban nãy. Cánh cửa rung lên. Và ngừng lại. Sau một hồi lâu, tôi nghe tiếng gõ cửa lần nữa nhưng lần này là cửa sau.

Chúng tôi quay lại về hướng cửa sau nhưng tiếng gõ cửa ngay lập tức trở lại cửa trước. Trước ra sau, sau ra trước, lớn tiếng rồi im lặng rồi lại lớn tiếng. Đột nhiên, âm thanh đến từ phía hai của cùng một lúc, lớn và mạnh như búa đập. Rồi có gì đó gõ liên hồi lên tất cả cửa số trong nhà, rồi tường nhà. Giống như thể chúng tôi đang ở trong một thùng trống mà có nhiều người cùng gõ vào. Hay như thể chúng tôi như một con rùa ở trong vỏ và có ai đó đang cố moi chúng tôi ra.

“NGƯNG LẠI!” Holden la lên.

Tiếng gõ cửa không còn nữa.

“Tôi sẽ không kể,” Holden nói, nhìn chằm chằm vào cửa. “Tôi hứa là tôi không kể những gì tôi thấy, làm ơn đi đi.”

Chúng tôi chờ gần một phút. Sau đó lại có tiếng gõ nhẹ, kịch kịch kịch, từ cửa sổ mà Holden đã nhìn ban nãy.

Holden bắt đầu khóc, như một tên tù nhân đang nhìn lên giá treo cổ đang được dựng lên ở trước phòng giam của họ.

Cha tôi ôm lấy nó, xoa đầu nhưng không nói dối rằng mọi thứ sẽ ổn.

Tiếng gõ trên cửa sổ ấy kéo dài suốt đêm. Chúng tôi ở cùng nhau trong phòng khách cả tôi cũng không biết là bao lâu. Cuối cùng, mẹ tôi cố mang những đứa trẻ về phòng của tôi trong khi cha tôi ở lại để canh cửa. Nhưng ngay khi chúng tôi về phòng ngủ thì tiếng đập cửa quay trở lại, lớn đến nỗi không thể bỏ qua được. Tôi còn sợ là cửa trước sẽ không thể giữ được.

Khi chúng tôi quay lại phòng khách thì tiếng đập lại ngưng. Chỉ còn những tiếng gõ nhẹ trên cửa sổ. Đêm đó không ai ngủ được.

Tiếng gõ ngưng khoảng 7 giờ sáng. Đó là khoảng lúc mặt trời ló dạng ở đây. Chúng tôi chờ thêm hai tiếng nữa trước khi cha tôi mở màn che của một cửa sổ. Lũ trẻ chúng tôi về phòng cha mẹ tôi trước. Tôi nghe tiếng cha tôi mở cửa trước để đi ra rồi vào lại.

“Được rồi,” cha tôi nói “Kết thúc rồi.”

Cha mẹ của Holden quay lại khoảng buổi trưa. Cha mẹ tôi tiễn Holden qua nhà của nó và họ đã vào đó một hồi lâu. Nola và tôi đã nhìn từ cửa sổ. Nola dính chặt kế bên tôi cả ngày, đôi khi nắm tay tôi. Lúc cha mẹ tôi quay về, trông họ rất căng thẳng nhưng họ không kể cho chúng tôi biết là họ đã nói gì với gia đình của Holden. Hôm ấy là ngày chủ nhật nên chúng tôi đã ở cùng nhau cả ngày, ăn pizza và xem phim.

Đêm ấy cả nhà ngủ trong phòng của tôi, Nola và mẹ trên giường với tôi, cha thì ngủ trên ghế đã được kê sẵn. Từ đêm ấy trở đi, không còn tiếng gõ cửa nào nữa.

Chúng tôi cũng không hay gặp mặt Holden hay cha mẹ của nó cả tuần cho đến thứ năm thì có một chiếc xe tải ở trước nhà của họ để dọn nhà đi. Nola và tôi đã nhìn họ đóng gói nửa ngày sau giờ tan trường. Thứ tôi nhớ rõ nhất là sắc thái của cha mẹ Holden, trông họ rất mệt mỏi. Cả ba người đều có vẻ mặt xanh xao, môi nhợt nhạt và ánh mắt vô hồn. Dù ở bên kia đường, tôi có thể nhận ra điều gì đó rất sai. Holden và gia đình đã dọn đi trước khi hoàn hôn buông xuống.

Tôi nhớ những gì ủy ban chào mừng nói ban đầu với cha mẹ tôi khi dọn vào khu. Không phải ai nhìn vào thứ huýt sáo đều chết, nhưng những người còn sống thì ánh sáng sẽ rời khỏi họ và cả đời của họ chỉ toàn gặp xui xẻo. Một triệu điều bi thảm.

Tôi nghĩ cha mẹ của Holden cũng đã nhìn rồi, hoặc là muốn trấn an nó hay họ không tin, hoặc tin mà vẫn muốn chia sẽ gánh nặng cho nhau. Tôi nhìn Nola đôi lúc, hạnh phúc, trẻ và sống khỏe, và tôi tự hỏi nếu tôi di chuyện không đủ nhanh, nếu nó nhìn vào cửa sổ đêm đó… tôi cũng sẽ nhìn hay không. Để trấn an nó? Để chia sẻ gánh nặng? Tôi mừng vì tôi không cần phải biết.

Tôi vẫn còn sống trong căn nhà ấy, trong khu xóm ấy. Chúng tôi vẫn nghe tiếng huýt sáo mỗi đêm. Những điều tốt lành, những sự may mắn, những thứ tốt đẹp ở đây quá tuyệt để dọn đi. Nhưng chúng tôi cẩn thận. Chúng tôi không mời bạn bè đến để ngủ qua đêm nữa. Và cha tôi giấu chìa khóa màn che rất, rất kĩ. Không phải vì tôi sẽ đi nhìn, có một vài thứ không nên được nhìn thấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *