Ngôi Nhà Gia đình Preacher Ở Cedar Creek

đêm mưa

Trạm xăng lớn dần trong làn sương mù khi tôi càng đến gần, những ngọn đèn sáng lên trong sương mù khi nó được hiện thực hóa. Các hợp âm mở đầu bài “Somebody to Love” của Queen trôi dạt ra từ radio và tôi đã tắt nó đi.

Tôi để ống vào bình xăng và bước vào trong một cái hộp nồng nặc mùi amoniac mà được gọi là nhà chính. Người thu ngân đang đọc một quyển tạp chí ở sau bàn. Cậu ta đã không thèm nhìn lên cái chuông được gắn trên cửa khi nó rung lên hay thậm chí nhìn vào tôi đang nhặt hai thanh Kit-Kat. Đó là cho đến khi tôi đặt chúng lên quầy và đôi mắt đen lười biếng của cậu ta quét lên tôi.

“Chỉ thế thôi à?” cậu hỏi.

“Ừ, tôi đã trả tiền xăng ở máy bơm rồi.”

Cậu ta gật đầu và đổ chuông tính tiền lên. “$3.89.”

Tôi đặt một tờ năm đồng lên quầy. Phần lớn lớp sơn trên bàn đã phai đi vì tiền được cạ tới lui nhiều lần.

Cậu ta ngồi lại trên ghế dựa của cậu trong khi thối tiền lẻ cho tôi. “Anh đang hướng đến đâu?”

Cậu ta tuy hỏi bình thản, nhưng tôi cảm nhận được cậu đã biết câu trả lời.

“New River.”

Cậu ta gật đầu chậm rãi. “Ở nơi ấy không còn nhiều thứ nữa đâu. Anh thăm ai à?”

“Không. Tôi đang nghiên cứu.”

“Về Ngôi Nhà Gia đình Preacher.”

Nó không phải là một câu hỏi, nhưng tôi đã gật đầu. Cậu nhìn ra cửa sổ, hàm của cậu ta di chuyển như đang nhai câu nói của mình. Trời mưa rơi nhẹ lên mái nhà bằng nhôm, phá tan bản nhạc pop với tiếng gõ nhẹ nhàng.

“Đúng rồi. Có gì về nó sao?”

“Tôi sẽ chờ khi cơn mưa tạnh hẵn, nếu tôi là anh.”

Tôi nghiêng đầu. “Vì sao?”

Hàm của cậu ta lại cử động như ban nãy và tôi thắc mắc về bất kì mâu thuẫn nào đang diễn ra trong đầu của cậu ta khi cậu đưa tay của mình vào trong túi áo khoác trùm đầu của minh.

“Tôi sẽ làm thế.” Cậu ta nhìn lên tôi và xuống. “Người ở trên đấy sẽ không mấy vui vẻ khi thấy… loại người như anh.”

Tôi di chuyển mắt kính, biết được câu trả lời trước khi tôi hỏi. “Loại người như tôi?”

Cậu lại nhai câu trả lời. “Anh hiểu ý tôi mà.”

“Tôi hiểu. Tôi đang viết một đồ án luận văn về ngôi nhà đó.”

Cậu lê bước chân. “Anh sẽ nghĩ rằng tôi là một kẻ ngốc, này, nhưng – hãy nhớ lời khuyên này – đừng lên đó.”

“Tôi đã nghe những câu chuyện về nơi đấy,” tôi trấn an cậu ấy.

Cậu ta nhìn lên tôi, và gương mặt của cậu chuyển từ sắc mặt e ngại thành một biểu cảm nào đó gần giống như sự thương hại.

Tôi đưa bàn tay mình qua quầy. “Tôi tên là Josh.”

Cậu ta đã nắm nó với bàn tay chai sạn nhiều hơn tôi. “Renard.”

“Một cái tên ấn tượng. Rất vui được gặp anh, Renard.”

Cậu ta gật đầu. Mọi thứ về người đàn ông ấy có thể được diễn tả bằng “im lặng.” Mọi cử chỉ của cậu để nhỏ và chậm, áo thun quần jeans của ông có màu tối, ảm đạm. Cả đôi mắt của cậu ấy cũng là một màu xanh lá nhạt.

“Nếu thật sự cần thiết, hãy nói họ biết rằng anh đã nói chuyện với tôi, nhưng chỉ khi anh thật sự, và ý tôi là anh thật sự cần phải làm thế. Như nếu một ai đó bắt đầu gây rắc rối cho anh hay gì đó. Tôi sẽ có một mớ phiền toái nếu người ở đấy biết được tôi nói chuyện với anh.”

Tôi ngần ngại một lúc. “H-họ có thế không? Ý tôi là rắc rối cho tôi?”

“Có khả năng là không. Không ai lên đó cả. Nhất là khi trời mưa. Ở dưới này thì…”

“Tại sao không được lên đó khi trời mưa?” Tôi thắc mắc.

Thay vì trả lời, cậu ta nhìn lên chiếc nhẫn trên ngón tay tôi. Tôi tự hỏi liệu tôi có phải lại trải qua bài hát và điệu nhảy này lại.

“Cô ấy mất rồi,” tôi nói thẳng.

Sau một lúc, cậu ta trả lời. “Tôi cũng nghĩ thế.”

Tôi nghiêng đầu trong bối rối.

“Chúc anh một ngày tốt lành,” cậu ta nói, và lại tiếp tục đọc tờ tạp chí của mình.

Vào lại xe, tôi đã lấy máy thu âm từ trong túi rồi bật nút ghi âm lên. Nó không dành cho những ghi chú nghiêm túc, mà giống hơn cho hợp với chủ đề và mạch cảm xúc chung. Giáo sư đã đề xuất điều ấy để giúp chúng tôi theo dõi cảm xúc và ý tưởng của mình trong lúc thu thập tài liệu cho luận văn của mình.

“Gặp một người đàn ông ở trạm xăng bên phần rìa của-“ tôi nhìn vòng quanh, cố tìm cách để  gọi nơi này, “khu chung. Cậu ta hỏi về nơi tôi sắp đến và đã cố khuyên can tôi không nên đến đó. Cậu ta nói tên mình là Renard và bảo hãy sử dụng nó nếu ai đó gây rắc rối cho tôi. Cậu ta còn cho tôi biết rằng người nơi ấy sẽ không hài lòng khi thấy ‘thể loại như tôi.’” Tôi tắt thu âm đi, rồi, sau một lúc, bật lên lại. “Thật khó để hình dung được nơi này ra sao khi trời nắng.”

***

“Vì bây giờ là tháng mười,” vị giáo sư nói, “nên tôi sẽ tập trung vào những khía cạnh tăm tối hơn của truyện cổ tích. Tôi biết chắc các bạn đều thích học đan kết chăn, nhưng chúng ta sẽ tạm dừng chủ đề kì diệu ấy để thực hiện – ừm, thì, một điều gì đó hơi rùng rợn hơn.” Ông nói với giọng điệu rùng rợn.

Tiến sĩ James có một cách thuyết giảng mà ông thường hay đặt tay sau lưng và nghiêng người ra trước trong những bài giảng của mình, và ông đôi khi nảy người thẳng lên một tí để dứt câu. Ông có cử chỉ kỳ lạ hơn mọi khi hôm ấy.

“Thay vì tập trung vào những ví dụ mà tất cả các bạn đều biết và chắc đã nghe về nó hàng ngàn lần – tôi nghĩ điều ấy sẽ rất hay khi cho các bạn một số ví dụ ít được biết đến hơn về những câu chuyện cổ rùng rợn.”

Ngôi Nhà Gia đình Preacher là chủ đề thứ ba, sau cây cầu ma ám ở đâu đó tại Ohio, và người dê nào đó ở Tennessee. Chủ đề thứ ba cũng ở Tennessee, và bài thuyết giảng powerpoint chiếu một tấm ảnh ố vàng chụp nền móng của một ngôi nhà, với ba bức tường không hoàn chỉnh và phần ống khói vẫn nhô lên trên không trung.

“Ngôi Nhà Gia đình Preacher là một tàn tích nhỏ ít được biết đến ở trên đồi. Nó không cách xa nơi đây về phía nam. Vấn đề chính là – ừm,” ông mỉm cười rồi xoay mình về phía lớp học, rất hài lòng với bản thân mình, “chúng ta biết rất ít về nó. Lần đầu nó được nhắc đến là trong ghi chép của ban Nghiên Cứu Truyện Cổ ở trường đại học Tennessee tại Knoxville, nhưng không có tài liệu cho biết độ tuổi của ngôi nhà ban đầu hay chính xác rằng, điều gì không đúng với nơi đó. Khách tham quan được khuyến cáo để tránh khỏi nó, nhưng khi nó ở gần đường cao tốc 116 – thật khó để người ta có thể bỏ qua.”

Ông đổi sang một slide khác và cả hội trường đã nhấc người khỏi ghế và nghiêng người ra trước để nhìn rõ hơn.

Trong slide khác là hình ảnh của một kiến trúc dưới lòng đất với những bích họa trên tường, thế nhưng những hình vẽ đã mờ và ố vàng do năm tháng đến nỗi khó để thấy chính xác những hình vẽ đó là gì.

“Ah-ha, giờ các bạn thấy được phần hấp dẫn rồi đấy. Khi một nhóm sinh viên từ trường đại học đến đấy để điều tra về nó trong khoảng hai mươi năm trước, họ đã tìm thấy một cửa hầm bên dưới ngôi nhà cổ và một hang động lớn dẫn vào bên dưới ngọn đồi nơi mà những bích họa này ở trên tường. Họ đã lên kế hoạch để làm các cuộc thử nghiệm, nhưng – và đó là khi tôi, chính tôi, còn đang học trung học. Rồi sau đấy, họ được liên hệ bởi Cục Điều Tra của tiểu bang Tennessee và bảo rằng đấy là một hiện trường của một tội ác cần phải được điều tra và rằng họ cần phải ngừng lại. Tất cả mọi thứ đấy, theo tự nhiên, đã được hội tụ lại và để lại cho chúng tôi một” ông lại nảy lên theo câu nói của mình, “bí ẩn bao quanh khu tàn tích này, ít ra đối với dân địa phương, không ai được phép đến gần.”

***

Cedar Creek không hữu hình hóa trong sương mù như trạm xăng kia, nhưng thay vào đó trải rộng ra từ bên dưới khi tôi vượt qua một ngọn đồi, như mái nhà đang lơ lửng trên đại dương sương mù.

Ngôi Nhà Gia đình Preacher thì ở phía bên kia của thị trấn, và khi tôi lái xe trên những con đường ướt yên ắng, tôi nhìn thấy một thị trấn đang dần mục rửa. Nếu những cửa sổ vỡ và được chắn lại là một xu hướng thịnh hành, thì Cedar Creek sẽ là đỉnh chóp của thời trang, nhưng như nó vốn có, một sự tuyệt vọng tĩnh lặng, kiêu hãnh ẩn mình giữa các tòa nhà và băng qua những con đường nứt nẻ – bằng cách nào đó, thậm chí còn hữu hình hơn cả màn sương hay mưa. Tôi dừng lại ở một đèn đỏ bên cạnh một quán ăn có lẽ còn dính bùn đất lớn tuổi hơn tôi, và cố lờ đi những gương mặt tái nhợt, trũng sâu trên cửa sổ đang quan sát chiếc xe của tôi. Tôi vẫn cảm thấy ánh mắt của họ nhìn theo tôi rất lâu sau khi đã rời khỏi thị trấn một lần nữa và lại hướng lên đồi.

Ngôi Nhà Gia đình Preacher nằm cô độc trên một đồng cỏ, cách nửa dặm sau một con đường đất, phía sau lưng là một dốc đứng lên đến ngọn núi hói. Cỏ mỏng và mềm đã mọc cao đến thắt lưng xung quanh các mảnh tường, chỉ có một cây cao duy nhất ở nơi có thể được coi là “sân” của ngôi nhà. Gió thổi những gợn sóng xuyên qua ngọn cỏ, luôn di chuyển từ rìa vào trong nhà như thể chúng đang cúi đầu. Mọi thứ trông xám xịt hơn so với những bức ảnh, nhưng tôi hầu như đã không nhận thấy điều ấy lúc đầu, vì mắt tôi đã bị thu hút vào một thứ gì đó quá lạc lõng đến mức có thể sẽ rất hài hước nếu như không mang lại cảm giác đe dọa đến thế.

Trước ngôi nhà, cách khoảng mười feet từ mảnh tường gần nhất, ai đó đã đặt một điện thoại công cộng cũ, loại sơn màu xanh lam ở hai bên.

Tôi chậm bước về phía nó, với cảm giác thắc mắc quen thuộc liệu mình có đang là phần tiêu khiển của trò đùa kỳ lạ của ai đó. Tuy nhiên, không có đoàn quay phim nào đã nhảy ra khỏi bụi rậm hay bất cứ gì khi tôi đến được nó, và tôi đã nhấc điện thoại lên, chỉ để nghe thấy sự yên tĩnh.

Tất nhiên – tôi đã mong chờ sự yên lặng, nhưng tôi lại cảm thấy hơi hụt hẫng về điều ấy. Tôi đặt lại ống nghe lên máy, rồi, như một thử nghiệm, tôi đã đẩy nhẹ nó. Cái điện thoại ấy nặng phần đầu đến nỗi chỉ với một cú đẩy nhẹ, nó đã ngã lên cỏ với âm thanh leng keng ướt át của kim loại.

Tôi nhìn xung quanh, vẫn chờ đợi một câu chốt từ đâu đó, nhưng những gì theo sau đó chỉ là một cơn gió lạnh lẽo.

Tôi lấy máy ghi âm của mình và bấm nút thu.

“Một ai đó có lẽ đã đặt – và tôi không nói đùa – cả một cột điện thoại công cộng trên đây. Nó không được kết nối với bất kì thứ gì, và nó cũng không hoạt động, nhưng… tôi không thể hình dung được cho lí do mà nó ở đây. Thậm chí khi nó trông giống một trò đùa – kỳ quái. Tôi phải hỏi vòng quanh thị trấn về nó. Cả một cái điện thoại công cộng chết tiệt. Kiểu – tại sao?”

Tôi bước qua khỏi cột điện thoại công cộng và đi lên con đường nhỏ đầy cỏ dại dẫn đến phần còn lại của ngôi nhà gạch đã từng sừng sững ở đó, giờ không còn quá ba mảnh tường và một ống khói.

Tôi đi qua thứ mà trước kia đã từng là cửa chính và đảo bước sang phía đối diện, nơi tôi biết, là lối vào dẫn đến phần hấp dẫn hơn của nơi này.

Cánh cửa ấy trông như những cánh cửa dẫn đến hầm rượu, được đặt ở một góc nghiêng dẫn lối đi xuống dưới lòng đất. Gỗ đã bị mục, với những lỗ hổng to giữa những tấm ván, và trông như được giữ toàn vẹn hoàn toàn bởi khung sắt bao quanh những cánh cửa. Cả tôi và cánh cửa nặng nề cùng rên rỉ khi tôi nhấc nó lên và qua khỏi trung tâm trọng lực của nó, khiến nó xoay lại quanh bản lề rỉ sét và, sau một cú nảy lên, đã nằm im.

Không khí ấm, đặc tỏa ra từ lỗ hở, có mùi đất và đá ẩm ướt. Cầu thang dẫn xuống không phải bằng gõ hay thậm chí là kim loại, mà là những mảnh đá phiến đục đẽo được đính vào đất. Tôi rút chiếc đèn pin nhỏ từ trong túi ra và rọi xuống đường hầm dài dăng dẳng, nhưng chỉ có bóng tối, và không gì hơn.

Khi tôi đi xuống, sự ẩm ướt của mưa vơi đi và không khí dần trở nên dịu và khô hơn. Sau đó, không với bất kì cảnh báo nào, những bước thang kết thúc, để tôi đứng ở lối thoát của đường hầm, nhìn chăm chú vào trong bóng tối bằng cách nào đó gần như dày đặc hơn, và gần như có sự sống.

Tôi mở đèn pin lên và bước vào bên trong nơi mà người ta gọi là “hầm trú ẩn”, nhưng ánh sáng chỉ có thể vươn được đến thêm bóng tối, và tôi đã phải bước thật thận trọng một lúc cho đến khi tia sáng chạm được đến bức tường ở xa.

Khi đó, tôi đã trải nghiệm cảm giác khi, mặc dù bạn không mong đợi bất cứ điều gì, nó vẫn có thể làm bạn ngạc nhiên. Không khác mấy khi bạn trông thấy Grand Canyon. Chúng ta đều thấy những bức ảnh của nó, và – rồi – trông thấy nó ngoài đời thật sẽ khiến bạn hơi choáng ngợp.

Những bích họa trông rất đẹp. Điều ấy cần phải được chỉ ra trước. Chúng không phải là những hình vẽ thô, mà là sản phẩm của một bàn tay đã trải qua nhiều năm trau dồi kỹ năng.

Nội dung trong bích họa cho thấy một cảnh rừng, với một con suối chảy dọc ở giữa, những con sóc và hoa lá với chi tiết đến mức lố bịch khi so với kích cỡ của chúng, khi so với cảnh vẽ bao phủ cả một bức tường cao mười feet, và những con sóc ở phía trước có chiều cao khoảng hai hay ba feet.

Tuy nhiên, mắt tôi điều chỉnh lại được, tôi đã có thể thấy lí do thật sự cho danh tiếng của Ngôi Nhà Gia đình Preacher này: những hình hài màu đen đang ẩn náu giữa những thân cây, không có bất kì chi tiết nào để nhân hóa chúng. Chúng đơn giản chỉ là những khoảng khoảng trống đường viền có hình dáng con người được phác thảo mơ hồ, sơn màu xám đen, giống như ai đó đã chặn màu để dành chúng ra để sơn cuối cùng nhưng không có cơ hội để hoàn thành được bích họa ấy. Những hình dáng ở phía sau ấy có thể cao hai feet, trong khi những hình hài ở phía trước bích họa nhất có thể là cao gần khoảng tám feet.

Tôi nhìn chăm chú vào một trong số chúng trong một lúc. Tôi biết còn hai hình vẽ khác được vẽ trên hai bức tường hai bên, và nhận ra rằng những hình vẽ kia cũng có đầy những thực thể không có đặc tính kia khiến tôi cảm nhận được sự sợ hãi đột ngột và có thôi thúc muốn được ở bất kì – và ý tôi là bất kì – nơi nào khác.

Tôi hít một hơi thật sau và chờ cho cảm giác ấy qua đi trước khi nhìn lướt qua hai hình vẽ còn lại: một cảnh đảo ở bên trái và một cảnh trang trại nhở ở rìa rừng trên bức tường còn lại. Khi tôi chạm lên tường, tôi cảm thấy nó không có cảm giác dẻo, mịn như acrylic, mà vẫn có cảm giác giống như đá đơn thuần – như thể chính tảng đá đã được nhuộm để tạo ra các hình trên tường, mà không phải được sơn lên.

Tôi đã đánh dấu ấn tượng ban đầu của mình vào máy ghi âm.

“Cuối cùng,” tôi thêm vào, bước trở lại với bích họa về khu rừng, “một trong những ảnh hưởng đáng tò mò của những hình vẽ chính là, giữa chi tiết và kích cỡ và bóng tối tuyệt đối dưới này, hầu như khó có thể đo đạc chúng một cách chính xác. Khi tôi nhìn bên trái, tôi thấy một thứ gì đó ở bên phải mà trước đó tôi không hề thấy, và khi tôi nhìn sang phải để chú ý đến vật mới kia, một thứ gì đó bên trái lại bắt mắt tôi. Thật là một kỹ xảo kỳ lạ lên đôi mắt. Điều ấy tạo nên – cảm giác – mọi thứ xuất hiện trong tranh mà bạn không thể đơn giản nhìn hết được lượng lớn những chi tiết khi bạn ở cận bên.

***

Thư viện của thị trấn là một tòa nhà hai tầng bị kẹp ở giữa giữa và chung tường với hai khu chung cư. Tấm bảng bên ngoài cho tôi biết rằng tòa nhà này đã từng là tòa soạn báo của thị trấn, nhưng không nói gì thêm.

Người quản lý thư viện là một phụ nữ ‘cổ đại’ với đôi mắt kính dày đến nỗi chúng có thể thay thế được ống nhòm và với mùi nước hoa có mùi oải hương héo. Chính thư viện chỉ có một cửa sổ trước, và ánh sáng duy nhất bên trong nơi ấy là đèn bàn của người quản thư viện đang soi sáng lên những sổ cái cũ mà bà đã lia mắt khỏi để nhìn tôi.

“Anh cần giúp gì?” Bà hỏi.

“Dạ, xin chào, tôi đang tìm – ừm – bất cứ thứ gì bà có về Ngôi Nhà Gia đình Preacher.”

Tôi đã không biết cho đến thời điểm ấy rằng một thư viện không người có thể trở nên yên tĩnh hơn, và thật sự, nó đã như thế. Cơn mưa thậm chí dần trở nên nhỏ lại, có vẻ như nó muốn đảo đi xuống phố một lúc rồi quay lại sau khi sự khó chịu kia qua đi.

“Vậy, Nhà Truyền Giáo nào? Nơi của ông Hancock? Hay Campbell? Hay chúng ta có nhà của ông Gamble ở hướng – “

“Không, không,” tôi nói, đưa bàn tay lên và ngắt lời bà. “Ý tôi là Ngôi Nhà Gia Đình họ Preacher ‘ấy’.”

Bà ấy đã quá rõ ý tôi là gì lần đầu tiên rồi, và chúng tôi đều biết điều ấy.

“Tôi không biết nơi ấy,” bà ta nói, lại chú ý lên sổ sách. “Chúc một ngày tốt lành.”

“Tôi chỉ đang tìm bất cứ ghi chép nào về thời điểm nó được xây, hoặc ai là chủ nhân của nó hay đại loại những điều như vậy.”

Câu trả lời của bà chính là tiếp tục nhìn chằm chằm lên quyển sổ cái.

“Làm ơn? Tôi không cố tìm để gây rắc rối đâu, tôi hứa.”

Bà vẫn không nhìn lên.

Tôi thở dài rồi quay đi, nhưng chỉ vừa bước được một bước trước khi chợt nhận ra một điều gì đấy. Nó không hoàn toàn cấp bách hay gì, và có vẻ như nó là một cú sút xa – nhưng, tôi đã không còn gì nhiều để đánh mất lúc đấy. Tôi quay lại về phía bàn của bà.

“Renard đã cho phép.”

Bà đã không di chuyển một lúc, nhưng hàm của bà lắc điên cuồng khi bà nghiến răng của mình. Khi bà nhìn lên, đó là vẻ mặt chấp thuận giận dữ hơn bất cứ sự tự nguyện giúp đỡ nào. Bà đã lùi ra khỏi bàn với sự nhanh nhẹn đáng cảnh báo so với một người lớn tuổi như bà và bước vào trong bóng tối, lẩm bẩm một điều gì đó nghe có vẻ giận dữ. Âm thanh của điều ấy di chuyển qua các kệ và lên cầu thang xoắn ốc cũ ở phía sau của thư viện, rồi vang lên qua đầu tôi trước khi tìm được hướng để quay lại. Trên tay bà, là một quyển sách khổ lớn bị rách nát với tựa để được đánh chữ ghi “Hồ Sơ Gia Đình Gia đình Preacher.”

Anh ở ngay đây cùng với nó,” bà nói với giọng khó chịu. “Anh có thể ngồi ở bàn bên kia.”

Một phần trong tôi muốn đùa rằng bà sẽ không thể ngăn tôi nếu tôi muốn lấy nó đi cùng tôi – nhưng một điều gì đó đã bảo rằng không chỉ bà sẽ cảm thấy nó không hài hước, nhưng làm thế cũng sẽ rất sai.

Tôi ngồi xuống ở một trong những bàn dài cạnh cửa sổ và bật đèn bàn lên, rồi mở sách ra.

Tôi đã mất một lúc để xem qua chồng hồ sơ. Hầu hết đã ố vàng, mỏng đi theo thời gian và mang theo mùi bụi bặm và mốc. Một số trang cảm giác dòn đến nỗi tôi cảm thấy lo sợ khi cầm chúng lên với kì thứ gì ngoài những ngón tay mình, vì chúng có thể sẽ bị vỡ nát. Những hồ sơ ghi chép theo dõi ngày sinh và ngày mất của tộc Preacher trong gần hơn một trăm năm, nhưng ngoài ra thì không còn chi tiết nào khác. Ghi chép cuối cùng mà tôi tìm thấy là một di chúc để lại cho Jedidiah Preacher, năm 1890, trong vùng của Ngôi Nhà Gia đình Preacher. Tuyện đối không còn gì khác nói về nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng hiện tại của nó.

Tôi mang quyển sách trở lại người quản thư viện rồi cảm ơn bà. Bà chào tôi mà không hề ngẩng mặt lên.

***

Tôi đã thuê một phòng trọ ở một khách sạn một lầu dài bao quanh bãi đậu xe của nó, căn này nằm ở một khúc quanh nhỏ và tối trên con đường dẫn vào thị trấn, được bao quanh bởi những cây tuyết tùng già cỗi. Tôi bước vào và bật đèn lên, chỉ thấy TV không hoạt động và máy sưởi chỉ có một mức: Lỗ hậu của Satan.

Tôi kéo ghế đến cửa và ngồi ở đấy, di chuyển đến gần và xa ra khi tôi cảm thấy lạnh hay nóng. Tôi ngồi và lắng nghe tiếng mưa rơi lên nóc nhà bằng nhôm và trên luống những cây tuyết tùng dập nát.

Tôi nhìn vào trong khu rừng tối, xoay chiếc nhẫn cưới của mình trên ngón tay – và chờ đợi.

***

Sau hai tiếng ngủ bất thường, tôi tỉnh giấc mà không một chút manh mối rằng tôi sẽ phải làm gì cho bài luận của mình, và đó chính là nguyên nhân vì sao tôi đã hào hứng nhiều hơn lo sợ khi biết rằng ai đó đã luồn một mảnh giấy dưới cửa đơn giản ghi rằng: Thành Phố Cedar Creek và Alton Bransbury.

Sau khi uống cà phê, tôi bước dọc hành lang dài lạnh lẽo của tòa án cho đến khi tôi tìm thấy bộ phận hồ sơ và yêu cầu hồ sơ ấy. Nhân viên lưu trữ, một ông già nhỏ bé với chiếc kính gọng dây quá khổ so với khuôn mặt, cau mày nặng nề khi tôi hỏi, tuy nhiên, đã dẫn tôi xuống “phòng đọc” của kho lưu trữ ở cuối hành lang dài ố vàng nồng nặc mùi amoniac và lấp đầy bởi âm thanh ù ù của đèn huỳnh quang sắp hỏng. Nó là một căn phòng nhỏ và được lót thảm, bên trong chỉ có một bộ bàn ghế thép cũ. Ông lấy và mang cho tôi một xấp hồ sơ rồi lặng lẽ rời đi.

Vụ án có liên quan đến một Alton Bransbury, một người đứng quầy của một cửa hàng địa phương, người mà ít ra theo hồ sơ, bị chết cháy trong Ngôi Nhà Gia đình Preacher đã làm cho nó trở thành tình trạng hiện tại trong tháng 11, năm 1912. Theo hồ sơ, có vẽ như rằng vụ xét xử đã ít tập trung vào việc liệu Bransbury có tội hay không (vì ông đã được tìm thấy đang đứng kế bên hiện trường đang cầm một can xăng cùng với vết hằn trên quần áo) so với việc liệu Bransbury có đủ khả năng tâm lý để có thể bị xét xử bởi tòa.

Bác sĩ tiểu bang, người đã khám Bransbury đã cuối cùng viết một lá thư gửi cho tòa án rằng “Dù Bransbury không mang phong thái của một người hoang tưởng hoặc có nhiều dấu hiệu đặc trưng của chứng rối loạn thần kinh, tôi vẫn phải tuyên bố anh ta không có đủ năng lực về mặt tinh thần trong phần lớn là do ảo tưởng về những người bóng tối và lí do đáng lo ngại mà anh ta đưa ra cho hành động của mình.”

Những “lí do đáng lo ngại” kia được lưu trữ lại trong ghi chép ý kiến của chánh án sau phán quyết.

“Do ông Bransbury tin tưởng chắc chắn rằng ngôi nhà của gia đình Preacher là nơi sinh sống của một số loại linh hồn ma quỷ, tôi phải đồng tình với ý kiến của cả bác sĩ riêng của bị cáo và người được cung cấp bởi tòa án, với ý kiến cho rằng ông Bransbury không có đủ khả năng để hầu tòa hoặc đối mặt với hình phạt cho hành động của mình trong thời điểm này.

Mặc dù người ta có thể được thứ lỗi vì đã nhầm lẫn khả năng minh mẫn của ông Bransbury qua cách cư xử dễ hiểu và tài ăn nói của ông, nhưng qua lời tường thuật của ông về những gì đã khiến ông cuối cùng phóng hỏa giết chết cả gia đình Preacher đã không nghi ngờ chỉ ra một tâm trí bị ám ảnh: những khi đề cập đến những hình hài bóng đen đứng bên ngoài nhà và nói chuyện với ông bằng giọng nói của đứa con trai vừa mới qua đời của ông. Khi ông đi theo những hình hài ấy, ông đã đến được nhà của gia đình Preacher. Điều này đã xảy ra, theo lời ông, trong nhiều tháng và làm ông tin rằng nơi đó, theo lời của ông, ‘bị nguyền rủa.’

Liệu tình trạng của ông có là do cái chết của đứa con trai, một số bệnh chứng do tuổi tác hay do thể chất yếu, hoặc do một số nguyên nhân khác – tôi thực sự tin rằng sẽ là một sai lầm khi lên án một người đàn ông đã bị tách rời khỏi thực tại của những hành động của mình. Vẫn còn đó khả năng xảy ra cho một cuộc xét xử sau khi hồi phục, nhưng tôi có thể hình dung ông sẽ ở lại trong trại tâm thần của tiểu bang cho những ngày còn lại của ông.

Ký tên. Thẩm phán đáng kính John Oppenheimer.”

Trong khi lời khai của ông Bransbury được kèm trong bộ hồ sơ – tôi đã quyết định không đưa vào đây bởi nó… chúng ta nên nói rằng, có bản chất khá mờ đục. Chữ viết tay thay đổi nhiều lần trong suốt mảnh hồ sơ ấy, và trở nên khó đọc ở một vài đoạn, và có những khoảng ngắt giữa các đoạn văn khiến người ta có cảm giác như đã bỏ qua một số trang trong một cuốn sách mà cũng sẽ thay đổi ngôn ngữ khi bạn không nhìn vào nó.

Và sau đó, trong căn phòng đọc nhỏ ở phía sau của một tòa án, chật hẹp lạnh lẽo – là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó. Có thể đó là một cảm giác ngứa ngáy ở sau cổ, hay một thứ gì đó xuất hiện vừa đủ trong khóe mắt của tôi, nhưng tôi đã có cảm giác bất an. Tôi nhìn lên và thấy một hình hài đen đang đứng đấy qua cửa sổ của phòng. Nó đã không biến mất, nhưng đứng đó trong khi tôi quan sát. Tôi biết rằng, mặc dù hình hài ấy không có những chi tiết, và không có mắt, rằng nó, đang quan sát tôi. Tôi đã biết rằng nó có thể thấy tôi rõ như tôi đang thấy nó.

Và chúng tôi đã như thế, tôi ngồi cạnh một chiếc bàn nhỏ trong một căn phòng nhỏ, nó đứng đó ngoài cửa, nhìn nhau trong bầu không khí nặng nề tĩnh lặng đến nỗi nó có thể là nước và làm ngộp thở cả hai. Kỳ lạ thay, lần đầu tiên ấy – tôi đã không hẵn là sợ hãi. Không, có vẻ như cơ thể tôi đang chờ đợi tôi để ra hiệu cho nó.

Sau một lúc, hình hài ấy quay chậm đi, và bước xuống hành lang dài, trước khi đi vào bóng của những bậc thang và dần khuất khỏi tầm mắt.

Khi nó bỏ đi – tôi hít một hơi thật sâu, rồi bấm nút ghi âm.

***

Không chắc cần phải làm gì tiếp theo, tôi đã lái xe trở lại trạm xăng đầu tiên mà tôi đã gặp trong lúc tôi lái xe đến nơi này. Thế nhưng lớp sương mù đã không còn quá tệ so với hôm trước, trạm xăng vẫn hiện ra khi tôi đã vào ngã rẽ. Không có một linh hồn nào ở đó ngoài người bán hàng, cũng chính là tên nhóc đó trước đây, đang đọc một cuốn sách bìa mềm cũ kỹ trong khi loa đang phát nhạc của Hank Williams.

Cậu ta nhìn lên khi tôi bước vào.

“Chào.”

“Khỏe không Renard?” Tôi hỏi.

Cậu ta nhún vai rồi nhìn chán chường về phía tôi. “Tốt hơn so với anh, bởi cái nhìn của nó.”

Sự thật thà của cậu trong câu trả lời như một cú tát vào mặt tôi. “Trông tôi tệ đến vậy sao?”

“Trông anh không tốt lắm.”

Tôi cau mày về phía cậu ta. Ngoài mụn trên mặt và một chút râu trên mặt, có điều gì đó ở người bán hàng trông khá – có lẽ không già. Bị bào mòn có thể là một cách diễn đạt tốt hơn. Một thứ gì đó từ ánh mắt khiến chúng có ấn tượng như ánh đèn chiếu ra từ một hang sâu.

“Tôi – ờ – cần hỏi anh một số điều nếu có thể?” Tôi hỏi.

“Tại sao tôi?”

“Thì, nếu phải nói thật – không ai khác ở đây dường như muốn làm gì liên quan đến tôi.”

“Tôi đã bảo là họ sẽ không làm thế.”

“Tôi biết, nhưng tại sao? Tôi đã tìm ra một số điều về ngôi nhà. Tôi đã đọc qua hồ sơ tòa án về việc gã Bransbury đã đốt nó. Tôi vẫn chưa thể tìm ra thêm bất kì điều gì về hầm trú ẩn bên dưới nó, hay thậm chí bất cứ nơi đâu mà nó được nhắc đến. Tôi đã thắc mắc liệu anh có thể cho tôi biết người địa phương nói gì về nó?”

Trông cậu ta dường như không ngạc nhiên về sự thật rằng tôi đã đọc được hồ sơ tòa án, và tôi đã nghi ngờ rằng chính cậu là người đã trượt mảnh giấy kia bên dưới cửa phòng khách sạn của tôi.

“Chúng ta không lên đó,” cậu ta nói. “Đó là nhữn gì họ nói về nó. Chúng ta bảo những người khác không đến đó.”

“Nhưng tại sao? Có chuyện gì đã xảy ra với người đã lên đó? Ý tôi là – một ai hẵn đã từng lên đó. Một ai đó đã bê nguyên cái cột điện thoại công cộng lên đó mà.”

Renard đặt quyển sách lên quầy và làm phẵng bìa sách. Cậu ta nhìn lên tôi, với nét mặt đầy sự bất lực gần như đã khiến tôi phải giật bắn người.

“Nghĩa lý gì? Anh sẽ không lắng nghe. Và nếu có lắng nghe thì anh cũng sẽ không tin vào nó. Vào nếu anh tin vào nó, anh cũng sẽ nghĩ rằng nó sẽ không xảy ra lên anh. Một điều giống hệt cho tất cả những ai đến đây.” Cậu ta xoa trán bằng đầu ngón tay của mình, ấn mạnh đến nỗi nó để loại những vết hằn đỏ trên da. “Chỉ, về nhà đi. Một lần thôi – hãy –“ cậu thở dài “nghe lời tôi.”

Tôi dành một lúc cho cậu ta trước khi tôi hỏi lại. “Chuyện gì xảy ra với những người trong nhà Preacher?”

Những ngón tay vẫn dán chặt trên trán cậu ta, mặt cậu ta bị che khuất trong khi trả lời. “Họ không quay trở lại nữa.”

“Họ biến mất?”

Cậu gật đầu. Trong một lúc, gian phòng chỉ có tiếng nhạc của Hank Williams đang trôi dạt ở phía trên chúng tôi và tiếng ồn của tủ lạnh nước ngọt. Khi anh cuối cùng lên tiếng lại, đó là một giọng nói trầm, như kiểu anh cảm thấy e ngại để cho những câu từ ấy thoát ra ngoài thế giới.

“Khi tôi còn bé – họ – người ta, ừm, kể những câu chuyện rằng mỗi khi ai đó mất. Chúng tôi luôn được dặn phải phớt lờ những giọng nói từ trong khu rừng. Họ luôn tập họp những đứa trẻ  lại và kể cho chúng tôi nghe. Và rồi họ lại dặn dò chúng tôi. Rồi họ bắt chúng tôi lặp lại cho họ nghe, rồi lặp lại lần nữa, và việc ấy diễn ra mỗi khi có một ai đó mất. Cùng một thông điệp: “Đừng trò chuyện với họ. Đừng làm theo những gì họ nói.”

“Họ đã nói gì?” Tôi hỏi cậu ta. “Anh có bao giờ nghe thấy họ không?”

Cậu ta nhìn ra ngoài cửa sổ của trạm xăng về phía khu rừng rậm rạp ở phía đối diện đường – hầu như không hơn một khe tối xuyên qua màn sương.

“Tôi không – nghe – thấy họ. Tuy nhiên đôi khi, họ ở ngoài đấy.” Cậu ta chỉ về phía con đường.

Tôi nghĩ đến hình hài màu đen mình đã thấy đang đứng ở trong tòa.

“Họ thu hút người khác,” cậu nói, giọng càng trở nên nhỏ hơn nên tôi đã phải ngã người đến để có thể nghe rõ hơn. “Tôi không biết bằng cách nào. Người ta tìm ra nơi này. Luôn là những khi họ đang ở thời điểm tệ hại nhất của đời họ, và họ đã đến để tìm kiếm.”

Cậu ta nhìn xuống, và tôi nhìn theo ánh mắt của cậu lên nhẫn cưới của tôi. Cậu ta nhìn lên và sự ám chỉ yên lặng đã rõ.

Một chiếc xe tải đã tấp vào trạm xăng, ống đuôi của nó đang ợ hơi ra những làn khói đen xì.

“Anh cần phải ra khỏi đây. Người ta không thể biết được tôi đã nói chuyện với anh.”

“Anh đã bảo tôi nói người khác rằng tôi đã nói chuyện với anh.”

“Tôi nói đó là khi anh thật sự trong tình huống rất cấp bách. Tôi không muốn bánh xe của tôi bị rọc nếu tôi có thể tránh được. Làm ơn đi đi.”

Sự hoảng loạn trong mắt của cậu ta cho tôi biết rằng cậu đang nghiêm túc, nên tôi đã nhanh chóng đặt một đồng lên quầy và bước ra ngoài cùng với một túi bánh chip và một chai côca. Hai người đàn ông từ trong xe tải quan sát tôi với bộ mặt sưng sỉa. Tôi vẫy tay về phía họ và một trong số họ đã khạc nhổ ra ngoài cửa sổ.

***

Đêm hôm đó, tôi đã gọi điện thoại cho mẹ. Vì điện thoại trong phòng mình cũng không hoạt động, nên tôi đã sử dụng điện thoại công cộng cạnh văn phòng khách sạn. Bà đã nhẹ nhõm khi nghe giọng tôi, và nếu tôi phải nói thật – tôi cảm thấy có lỗi vì đã không gọi cho bà sớm hơn.

Tôi có thể gần như nghe được mũi bà sụt sịt ở đầu dây bên kia, “Con làm gì mà phải đến tận nơi ấy?”

“Con đang viết một bài luận đồ án về một ngôi nhà ở nơi này. Nó là một nơi hay ho đấy.”

“Sì, sẽ không ngạc nhiên khi họ bắn con. Con biết người ở nơi ấy… con biết đấy – ra sao mà.”

“Con biết.”

“Thế con có biết sẽ làm gì với bằng cao học của con chưa, khi con sắp có được nó rồi?”

Và như thế, cuộc hội thoại của tôi đã trôi đi trên một con đường mòn nhẵn bởi rất nhiều lần viếng thăm.

Tôi nhìn ra bãi đậu xe trong mưa. Ngọn đèn đường duy nhất ở giữa hầu như không đủ dài đến khu rừng bao quanh chúng tôi, biến mọi thứ thành một màu cam nhạt.

“Chưa mẹ à.”

Bà thở dài.

“Con biết mà.”

“Mẹ sẽ không bắt đầu. Mẹ biết nhiều hơn thế. Con sẽ làm điều con cần làm, và mẹ đã quyết định cảm xúc của mình về điều này rất rõ ràng.” Tôi đã chờ trong một nhịp lặng luôn theo sau trước khi bà nói tiếp. “Nhưng mẹ mong rằng con sẽ về nhà, và…”

Bà tiếp tục nói, nhưng giọng bà dần nhỏ đi đối với tôi khi tôi tiếp tục nhìn ra ngoài bãi đậu xe, và bắt đầu để ý thấy những hình dáng đen tối đang đứng ở rìa của ánh đèn, như những đường viền của những người cao mà không được lấp đầy. Không bất kì ai trong số chúng cử động, và tôi đã không chắc rằng chúng đã đứng đó ngay từ đầu, hay chỉ đơn giản hiện hình từ trong làn sương mù đen tối như trạm xăng kia.

“Con có đang nghe mẹ nói gì không!?” Mẹ tôi gắt gỏng.

“Xin lỗi, mẹ. Một ai đó bảo rằng họ cần sử dụng điện thoại.”

Với giọng giận thiếu kiên nhẫn. “Khách sạn mà thậm chí còn không có hơn một cái điện thoại hay sao? Con đang ở cái thể loại khách sạn nhà trọ gì thế?”

“Con cần phải đi rồi mẹ. Anh ta cần phải sử dụng điện thoại.”

“Vậy – thì – gọi mẹ ngày mai nếu con có thể. Mẹ nhớ con lắm, và cha con nữa, Josh. Cha mẹ Gina cũng hỏi thăm về con.”

“Con sẽ gọi.”

Tôi cúp máy trước khi cuộc đối thoại có thể đi đến lúc mà bà bắt đầu cách ngôn của bà.

Tôi tiến đến mép mái hiên có mái che chạy dọc theo chiều dài của nhà nghỉ nhỏ và nhìn vào những bóng đen đang đứng đó. Tôi lấy tay từ trong túi ra và từ từ vẫy tay.

Họ không vẫy chào lại.

Tôi trở về phòng. Vào bên trong, tôi lấy máy ghi âm từ trong túi ra và bấm nút thu, nhưng thay vì nói vào đó, tôi đặt nó lên chiếc bàn nhỏ bên cạnh giường và cố gắng hết sức để ngủ.

***

Tôi dành cả ngày hôm sau cùng với bà lão hiếu chiến kia, nghiền ngẫm các bộ sưu tập đặc biệt của thư viện, bao gồm hầu hết là các tạp chí/nhật ký/và sổ cái cửa hàng viết tay cũ. Trong khi sổ cái ít được quan tâm hơn, trong một ngày, tôi đã có thể tìm thấy hàng tá những tham khảo được ghi lại trong các cuốn nhật ký khác nhau, tất cả đểu theo khuôn mẫu mà Renard đã mô tả: một cái chết, sau đó là những giọng nói.

Một phụ nữ đã viết lại cách bà đã vui mừng ra sao khi bà không có con với người chồng quá cố vì giọng nói của ông bên ngoài phòng ngủ của bà đã là quá nhiều đối với bà, một người trưởng thành, để chịu đựng, và bà không thể hình dung ra cảnh một đứa trẻ phải thức suốt đêm để trải qua điều ấy.

Một báo cáo khác của bà Lainsbury có ghi rằng sau cái chết của đứa con sơ sinh của bà, bà và chồng đã dùng gối và chăn để bịt tai mình mỗi đêm trong nhiều tuần nhưng vẫn không thể làm vơi bớt tiếng khóc phát ra từ trong rừng.

Có lẽ một ghi chép sởn gai ốc nhất tôi đọc được xảy ra từ một người đàn ông mà vợ ông và hai đứa con đã biến mất trong một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi ngôi nhà trang trại của ông. Khi ông đang ở cùng hàng xóm mình, người đàn ông và những người chủ trì của ông đã có thể nghe thấy tiếng của vợ và con ông, không từ bên ngoài, nhưng ở trên đầu họ trong gác xếp của căn nhà ấy.

Tôi đã chép lại mọi thứ trong khả năng của tôi trong ngày hôm ấy dưới ánh nhìn bất bình của bà già cổ xưa kia cho đến khi lưng và cổ tôi đau nhức vì đã cúi người quá nhiều và những ngón tay tôi bị chuột rút vì viết quá nhiều. Tôi đã ở lại cho đến khi bà lão gõ lên vai tôi với một nụ cười nhầy nhụa trên gương mặt của bà như một con dơi.

“Tôi e rằng cậu phải rời khỏi đây,” bà nói, với một vẻ mặt buồn rầu của một người vừa trúng số. “Cậu không biết là thư viện đóng cửa lúc bảy giờ tối à?”

Tôi nhìn bà. “Phải chi có ai đó làm việc ở đây mà đã có thể cho tôi biết trước.”

Con dơi già đang giả một nụ cười kia hơi xù cánh khi mắt bà rơi vào chiếc nhẫn đính hôn của tôi. “Tôi chắc chắn rằng vợ anh phải có sự kiên nhẫn của một vị thánh để có thể chịu đựng được những cuộc trò chuyện có duyên của anh mỗi đêm.”

“Ai cũng có kiên nhẫn sau khi họ chết.”

Có một niềm vui bệnh hoạn khi thấy mọi người còng lưng lại khi họ nhận ra rằng họ vừa nói xấu người chết. Đó là một sự xấu hổ khác biệt làm thậm chí những kẻ gai góc nhất phải hoảng sợ, và khiến hầu hết mọi người rơi vào tình trạng lắp bắp.

Nhưng thậm chí cả khi tôi nói điều ấy ra bà lão ấy đã không phải ‘hầu hết người khác’, và tôi đã có ấn tượng rõ khi bà đứng đó và mỉm cười với tôi rằng bà đã đánh mất khả năng hấp thụ sự xấu hổ từ lâu có thể là từ trước khi tôi được sinh ra. Dù bà có đánh mất nó giữa những lời đàm tiếu và âm mưu ở thị trấn nhỏ này hay nó chỉ đơn giản là bị đè nén xuống trong bà bởi sức nặng của năm tháng, tôi không thể nói, nhưng bà đã không hề dao động một giây nào trước khi trả lời, “May mắn cho cô ấy.”

***

Để ăn tối, tôi đã dừng lại ở mọt quán ăn nhỏ ướt đẫm nước mưa ở rìa thị trấn, với những chiếc ghế đẩu màu đỏ kiểu cũ ở quầy bar. Nơi này có mùi khét và mỡ cũ và ấm áp đến mức hơi khó chịu mặc dù cửa sổ đã được mở. Nó hơi ngả màu vàng sau nhiều năm ngấm nicotine. Người đầu bếm ngậm một điếu xì gà chưa châm trong miệng và xoay chuyển nó từ bên này sang bên kia miệng như một con lắc. Ông ấy không trừng mắt nhìn tôi hay cau có, nhưng chỉ đơn giản quan sát tôi qua khóe mắt, đảo qua lại giữa tôi và chiếc TV cũ trong góc, như thể ông không thể tìm ra thứ nào khác thú vị hơn để làm.

Tôi đã cắm tai nghe vào máy ghi âm của mình để nghe lại kết quả thu âm từ tối hôm trước, nhưng âm thanh duy nhất là tiếng ngáy của tôi. Càng lâu tôi càng nghe nó, tôi càng cảm nhận được cảm giác kia. Đó là cảm giác tương tự như khi tôi đã nhấc điện thoại lên từ bên ngoài Ngôi Nhà của Gia Đình Preacher, một sự lo lắng được theo sau bởi một sự kết hợp của gì đó như niềm hy vọng. Tuy nhiên, một lần nữa, lại không có gì, và lão đầu bếp già nhẹ nhàng đặt bánh burger xuống bàn của tôi làm phát ra âm thanh không lớn hơn tiếng mưa đang vỗ về khung kính ở bên ngoài.

Tôi đã chấm một mảnh khoai tây chiên vào trong nước sốt cà và nhìn ra ngoài cửa sổ, biết chắc rằng mình sẽ nhìn thấy gì. Bãi đậu xe ấy là một nơi già cỗ với những ổ gà sâu đến nỗi có thể nuốt chửng cả một đứa trẻ. Ánh đèn pha duy nhất rọi sáng từ phía trước tòa nhà, và ở phần rìa của nó, tôi lại thấy họ ở đó.

Xem nào, tôi nghĩ. Nói gì đó đi. Để tôi nghe xem.

Tôi quay lại thì thấy người đầu bếp đang chăm chú nhìn tôi với vẻ mặt trống rỗng như cũ, và nhận ra tôi đang lẩm bẩm những từ mà tôi đang nghĩ. Tôi nhìn ông, nhìn chòng chọc vào những bóng người đang đứng dưới mưa rồi lại nhìn về phía ông.

Ông đã đưa một ngón tay dày và đầy chai sạn của mình lên môi, rồi chậm rãi lắc đầu.

***

Đêm hôm ấy, tôi lại đặt máy ghi âm cạnh giường mình. Tiếng mưa đã dịu xuống thành một lớp sương phun mỏng, nhưng không khí vẫn khá đặc và ướt, đêm tối lạnh lẽo đã thấm vào tận xương của tôi và tôi đã không thể cảm thấy sự ấm áp mặc dù đang ở trong nhiệt độ nóng hổi của căn phòng. Tôi nằm đó trong bóng tối run rẩy cho đến khi nghe thấy những tiếng gõ cửa nhẹ.

Ba lần một lúc, không nhanh hay chậm, không mạnh hay nhẹ. Chúng chỉ – phát ra.

Cộc, cộc, cộc.

Yên tĩnh.

Cộc, cộc, cộc.

Yên tĩnh.

Tôi ném chăn khỏi đôi chân đang run rẩy của mình và phóng đến bên cửa. Tôi đã gắn chốt cửa và khóa xích vào lại vị trí của nó. Rồi đặt tai mình lên gỗ lạnh.

“Gina?” Tôi hỏi.

Tiếng gõ cửa ngừng lại nửa chừng.

Cộc, cộc, –

Một lần nữa, cảm giác hy vọng đáng sợ kia lại lấp đầy tâm trí tôi khi không có câu trả lời. Tiếng ồn duy nhất, ngoài tiếng mưa rơi tí tách trên mái hiên, là âm thanh tĩnh điện đang tích lũy và buông nhả ra xung quanh như một chiếc TV trong đợt tăng áp đột ngột.

Tôi đã mở chốt cửa, nghĩ rằng mình có thể nhìn hé ra ngoài qua khe hở cửa khi khóa xích vẫn còn. Tôi bắt đầu vặn nắm tay cửa, sẵn sàng để hé mở nó, khi một thứ gì đó đã giữ tay tôi lại.

Đó là “nỗi sợ cũ” như đối với cây tuyết tùng là “sự phát triển già cỗi.” Đó là cảm giác đối mặt với một thứ gì đó vượt ra ngoài sự hiểu biết của tôi ở mọi khía cạnh và hình dạng, giống như một người thượng cổ đang xem nhật thực. Điều ấy khiến tim tôi đập loạn nhịp trong từng nhịp đập đau đớn của nó.

Thay vì mở cửa, tôi đã đặt bàn tay mình lên mảnh gỗ và giữ chặt nó, sẵn sàng cho cú đẩy không bao giờ đến. Tiếng gõ cửa không tiếp tục nữa và khi tôi cuối cùng có đủ dũng khí để nhìn ra ngoài cửa sổ, một lần nữa lại không có gì. Tôi bước ra ngoài, nhưng không có tiếng nói hay tiếng cười của ma. Không có gì ngoài cơn mưa và tiếng ồn của ngọn đèn đường. Không có dấu vết trên đất hay người không có ai ở quanh. Thậm chí những hình bóng ở cuối rìa ánh sáng cũng không còn nữa.

Đó là khi tôi thấy gò má mình ướt, và biết rằng, trong sự ngạc nhiên của bản thân – tôi đã khóc.

***

Sáng hôm sau, tôi thức giấc và lại thấy một mảnh ghi chú khác, thông điệp này được đính lên cửa phòng của tôi.

“Ông Hollins, chúng tôi e rằng theo những lời phàn nàn từ những khách khác, chúng tôi không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho ông. Xin hãy rời đi trước giờ trả phòng. Chúng tôi thật sự cáo lỗi cho những bất tiện.”

Hay nói cách khác: “Vì ông không thể để mọi thứ được yên, cút đi.”

Thật ra tôi cũng đã định rời khỏi trong ngày hôm ấy – nhưng cảm giác thật không tốt khi bị đuổi khỏi một nơi nào đấy. Người phụ nữ trước quầy thậm chí còn không thèm nhìn tôi khi cô nhận phòng từ tôi. Tệ thật, cô thậm chí còn không mở lời. Chỉ giơ tay ra đón nhận chìa khóa và đưa tôi biên lai.

Một lần nữa, có lẽ tôi đã hoang tưởng. Có lẽ chỉ là cô vừa mới mua một đôi giày mới đẹp.

Khi tôi đặt túi đồ của mình vào lại trong xe, tôi đã trông thấy một thứ gì đó khác khiến tôi sởn gai ốc. Tôi vừa mới đóng sầm cửa xe tải của mình và đã quay lại để duỗi lưng thì tôi đã nhận ra rằng, sáu trong số mười một phòng khách sạn có người đang nhìn ra cửa sổ – những người thật với chi tiết thật – tất cả họ đều quan sát tôi. Họ không giận dữ hay sợ hãi, nhưng họ có ánh mắt “cút về nơi anh đến” ấy. Nó không chính xác là giận dữ – nhưng nó là ánh nhìn bạn nhận được khi bạn bị lạc trên một con đường quê và buộc phải dừng lại để hỏi đường.

“Quốc lộ số 10 ở đâu?”

“Cút về nơi anh đến.”

“Tôi có thể tìm thấy điện thoại công cộng ở đâu?”

“Cút về nơi anh đến.”

Tôi đã lái xe khỏi khách sạn. Mây cuối cùng đã tan và dần nhường chỗ cho bầu trời buổi sáng trong xanh. Mới sáng muộn, nhưng đã đủ ấm để tôi có thể kéo cửa sổ xuống – một trong những ngày ấm áp cuối cùng của mùa thu. Nó làm tôi ngạc nhiên về sự khác biệt của nơi này trong ánh nắng mặt trời. Những ngôi nhà vẫn cũ,  sơn bong tróc và cửa sổ tối màu, nhưng dưới ánh nắng mặt trời, chúng có một sức quyến rũ thoải mái, nhẹ nhàng.

Sự quyến rũ lười biếng, thoải mái đấy lan tỏa khắp thị trấn khi tôi lái xe qua nó. Gạch cũ trông luôn ấm áp hơn dưới ánh nắng mặt trời, và, mặc dù cửa sổ được đóng và những con đường không bằng phẳng, tôi thấy mình lái xe chậm hơn để thưởng thức chuyến đi qua thị trấn.

Khi tôi trở lại ngọn núi lần nữa, tôi đã không chắc liệu mọi thứ tôi đã trải qua có thể là một giấc mơ nào đó, hay có lẽ là một sự bấn loạn tâm lý kỳ quái. Nhưng rồi, tuy nhiên – rất dễ cười nhạo những con quái vật khi trời chúng ở dưới nắng.

Khi tôi ló mình ra khỏi đám cây nhỏ ngăn cách Ngôi Nhà của Gia Đình Preacher, tôi thấy một người nào đó – hoặc một cái gì đó – đã dựng thẳng cột điện thoại công cộng một lần nữa. Vẫn còn lớp bùn phủ ở một bên nơi tôi đã đẩy nó ngã.

Trong tiếng chim hót và tiếng dòn rụm của những chiếc lá chết dần, tôi đã đứng trước nó trong một khoảng lâu, cố quyết định mình sẽ cho phép bản thân mình chìm đắm bao nhiêu trong một ảo mộng mà tôi đã biết, tận sâu thẳm trong tim mình, sẽ không tốt cho tôi.

Rồi tôi nhấc điện thoại lên.

“Gina?” Tôi hỏi.

Không có gì.

Tôi cúp máy rồi quay lại, và bước lại về hướng những bậc thang dẫn xuống hầm trú ngụ kia. Cánh cửa vẫn còn mở. Ánh sáng đã không vươn xuống được quá thấp lên những bậc thang dốc, nhưng đã đủ xa để vừa đủ soi sáng những hình hài đen tối đang đứng ở trong. Họ quan sát tôi, và tôi nhìn họ, và một lời mời nhẹ nhàng đã được trao.

Họ biết tôi muốn gì – và tôi biết họ muốn gì. Họ đã đủ thông minh để biết đối với những người khác, giọng nói là miếng mồi. Họ đã đủ thông minh để biết đối với tôi, nó là một món quà.

Tôi đã không rời mắt khỏi họ khi tôi kéo cửa đóng lại, để nó rơi xuống vào vị trí của nó cùng với âm thanh của bản lề rỉ sét cùng với một tiếng rầm lớn.

Tôi bước về xe, tiếng chim hót vẫn tràn ngập không gian rộng lớn yên ắng, và ngồi trên xe mình thật lâu, chỉ để khóc. Chuyến xe cuối cùng xuyên qua thị trấn là một chuyến đi chậm, và tôi đã dừng lại mua cà phê ở một quán nhỏ. Cô gái ở sau quầy đã hỏi rằng tôi có cảm thấy ổn không.

Trạm xăng không hiện ra lần này nữa, nhưng cuộn lên khi tôi lên đỉnh đồi. Tôi đã vẫy tay ra ngoài cửa sổ khi tôi đi qua. Tôi không biết Renard có nhìn thấy hay không. Cậu ấy có lẽ đang đọc sách của mình. Cậu ấy có lẽ thậm chí còn không nhìn lên.

Tôi muốn nghĩ rằng cậu ấy đã thấy, và đã biết rằng tôi đã nghe theo lời cậu – nhưng, một lần nữa, tôi luôn có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ phi thực tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *