Tôi Đã Ẩn Danh Điều Tra Một Bệnh Viện Tâm Thần (p1)

Tôi cần phải kể câu chuyện này. Tôi nghĩ nếu tôi kể bạn biết, nếu tôi kể cho bất kì ai… thì tôi có thể sống thanh thản với những lựa chọn của mình.

Tôi là một thám tử tư, và tôi điều hành một văn phòng điều tra vừa phải nhưng rất thành công. Tên của tôi không quan trọng. Khoảng ba tháng trước, một khách hàng khá giả đã thuê tôi điều tra về vụ mất tích của em gái cô ấy – hãy cứ xem như tên cô ấy là “Monica”. Monica là một đứa trẻ lắm rắc rối vì gia đình cô ấy luôn phải dùng tiền của để đưa cô ấy ra khỏi chúng, và cô ấy có thái độ ỷ quyền thế cho đến khi trưởng thành.

Gần đây, sau khi bị cảnh sát yêu cầu tấp vào lề vì tội lái xe trong lúc say rượu và đã bị phát hiện đang sở hữu một số lượng thuốc cấm nhiều hơn mức “cá nhân” trong quá trình, rõ ràng vẫn còn bất bình trước việc gia đình từ chối chi tiền và dùng sự ảnh hưởng đáng kể của họ để tha cô ấy khỏi án phạt bắt buộc vào trại cai nghiện. Theo lời của người lái xe taxi, trên đường về, cô ấy đã yêu cầu được đưa đến trung tâm thành phố, nói rằng cô ấy cần phải làm một số công chuyện vặt. Và đó là lần cuối cùng có người nhìn thấy cô ấy.

Cảnh sát đã nghi ngờ rằng cô đã liên lạc với những người quen bất chính của cô ấy, và cha mẹ cô đã tiếp tục đường dây điều tra đó, đưa ra phần thưởng cho thông tin và thuê các nhà điều tra tư nhân. Tuy nhiên, khách hàng của tôi có những nghi vấn khác.

Cô ta nói em gái cô ta đã nghe có vẻ rất lạ trong cuộc gọi, ngữ điệu cứng nhắc và không rõ ràng, và thường thì cô ấy rất lớn tiếng và rất hướng ngoại. Bác tài lái taxi, khi được hỏi, cũng đã kể một câu chuyện tương tự.

Không bất kỳ văn phòng điều tra tư nhân nào được thuê bởi gia đình cô có kết luận vững vàng, nhưng họ đã có tin đồn chung về Trung Tâm Wasserman – những phương thức thí nghiệm chữa trị phi đạo đức, sự kín đáo thái quá, những câu chuyện kinh dị đời thực về những bệnh viện tâm thần hay ngược đãi trong đầu thế kỷ thứ hai mươi. Một vấn đề là, Wasserman cũng đã trải qua những cuộc kiểm tra thường xuyên từ các cơ quan quản lý nhà nước, và luôn được xuất sắc thông qua. Không có căn cứ điều tra của cảnh sát, nhất là khi Monica đã được cho phép rời khỏi trung tâm và trong tình trạng sức khỏe tốt.

Thật không may, tôi đã không thể tìm thêm manh mối gì trong cuộc điều tra của mình – đội ngũ nhân viên thanh tra và điều tra viên tập sự tuy nhỏ nhưng có năng lực cao của tôi đã bị đẩy lùi bởi một bức tường quan liêu im lặng. Nhưng tôi đã không đạt tới vị trí này trong ngành khi chỉ nhận lời từ chối và chấp nhận như câu trả lời. Tôi đã đến được đây nhờ vào những điều mà những người khác thậm chí còn chẳng dám nghĩ đến.

Thì ra, thật dễ để làm bản thân mình được đưa vào bệnh viện tâm thần. Việc giả điên chỉ để bị giam giữ, suy cho cùng thì, không chính xác là hành vi mà ai đó có thể lường được một người tỉnh táo sẽ làm.

Một cú gọi 911 và nói đúng từ khóa để thuyết phục họ rằng tôi là một mối hiểm họa cho chính bản thân tôi và người khác là mọi thứ cần thiết để tôi được gửi đi cho quá trình đánh giá kéo dài 72 giờ đồng hồ. Những người quen của tôi trong sở cảnh sát và chính quyền thành phố đã đảm bảo rằng tôi là một trong số ít các trường hợp tâm thần hiếm hoi do cảnh sát cấp phép để được gửi đến điều trị ở Wasserman. Tuy là một cơ sở tư nhân, nhưng họ đã ký hợp đồng thu nhận một số trường hợp cụ thể mỗi tháng từ quận, như một thể thức dịch vụ công cộng.

Khi đã vào trong, tôi bắt đầu cuộc điều tra của mình một cách khẩn trương. Tôi đã biết trước đây là một cơ sở tối tân chăm lo cho những người giàu có và có quan hệ rộng, nhưng dù thế, tôi cũng đã ngạc nhiên rằng nơi này, chà, có vẻ tốt đến cỡ nào.

Có vẻ trung tâm này đã nêu ra quy định về việc chuyên tâm tạo dựng một môi trường an toàn cho hồi phục và điều trị bằng cách hạn chế bệnh nhân một cách tối đa, chỉ đủ để chắc chắn cho sự an toàn của chính họ và nhân viên. Sự cởi mở này đã tạo nên một cảm giác gia đình đặc trưng, và cũng đồng nghĩa rằng tôi tương đối tự do để đi vòng quanh nhiều nơi trong khu phức hợp, nơi có phòng riêng nhỏ của tôi.

Tôi cũng có thể tận dụng những khu đất có cảnh quan đẹp đẽ mà nhưng bệnh nhân rủi ro thấp được phép đi lang thang tự do. Tất nhiên không nghi ngờ gì khi có một vành đai giám sát điện tử và nhân viên an ninh đang ẩn giấu bao quanh chặt chẽ như bất kỳ hàng rào dây gai nào trong khu đất rộng như công viên này, nhưng nó được giữ kín đáo một cách khéo léo đối với bệnh nhân và khách đến thăm cơ sở.

Tuy nhiên, đến ngày thứ hai của tôi ở Wasserman, tôi bắt đầu nghĩ rằng khách hàng của tôi đã đưa tôi vào một cuộc đuổi ngỗng dại: tôi đã không thể tìm ra bằng chứng về bất cứ điều gì không hay xảy ra tại khu phức hợp. Chỉ còn một nơi duy nhất để tìm kiếm: các khu trại an ninh, nơi được cho là đang giam giữ những bệnh nhân có rủi ro cao.

Tôi đã nghiên cứu các bức ảnh chụp từ trên không của khuôn viên trại – Google Earth có thể là bạn thân của những thám tử tư – và biết rằng, ở một số nơi, phần đất tiếp giáp nhau giữa những khu trại đó và khu tôi được phép đi đến chỉ được ngăn cách bởi một hàng rào cây xanh cao và rập rạp, rất khó nhưng không phải là bất khả thi để tôi lách qua mà không bị chú ý khi những nhân viên không theo dõi tôi quá gắt gao.

Điều tôi phát hiện ở phía bên kia đã không đến nỗi gây quá sốc. Một nhóm những bệnh nhân, đang xếp thành bốn hàng ngay ngắn, cùng hướng về một phía. Thoạt đầu tôi chỉ tưởng mình đang quan sát một hoạt động nhóm nào đó – nhưng không có nhân viên nào đang ở gần, không có ai đang “đứng lớp”.

Tôi cau mày, và bước tiếp một bước. Thật là một ý kiến tồi khi làm hoảng hốt một bệnh nhân trong một bệnh viện tâm thần, nên tôi đã đi vòng ra trước nhóm rồi bước đến họ để họ có thể nhìn thấy tôi trong tầm nhìn ngoại vi của họ trước khi tiến đến quá gần.

“Xin chào.” Tôi đã gọi họ, nhìn qua hai bên để thấy bất kì dấu hiệu nào của nhân viên ở gần đấy. Họ đã không đáp trả, vẫn tiếp tục nhìn chăm chú về phía trước. Nhẹ nhàng, tôi đã tiến đến một trong những bệnh nhân ở hàng đầu, một người đàn ông lớn tuổi với một vài sợi tóc bạc lưa thưa trên đầu.

“Chào ông.” Tôi nói lớn tiếng hơn, trong khi vẫn nhìn quanh một cách lén lút.

Ông ta chầm chậm quay đầu về phía tôi, và khi trông thấy mặt ông ta, tôi đã giật bắn người vì sốc. Sống lưng tôi rợn lên.

“X-xin chào.” Ông ta trả lời, ngập ngừng, chớp đôi mi hơi sưng húp và đổi màu trên đôi mắt không tập trung.

Tôi đã trông thấy qua những gương mặt ấy, trong những bức ảnh… khi tôi còn đang nghiên cứu về lịch sử ngược đãi của những cơ sở sức khoẻ khi để chuẩn bị cho quá trình điều tra tại Wasserman. Người đàn ông có quần thâm đen ở mắt, nhưng không phải kiểu bạn có sau một trận ẩu đả. Đây là vết bầm trứ danh được hình thành từ việc đưa một đầu dò phẫu thuật sắc bén vào dưới mi mắt và vào não qua vòm của những hốc mắt trong quá trình phẫu thuật cắt não lobotomy qua hốc mắt.

Người đàn ông với hai mi mắt bầm đã không nói gì thêm với tôi, chỉ thật chậm quay mặt lại về phía trước sau vài giây. Khi tôi lướt qua những khuôn mặt uể oải, trống rỗng của những những bệnh nhân đang đứng thành hàng ngay ngắn, tôi đã nhận thấy hai người khác có sự đổi màu tương tự, và một người khác có những vết bầm gần như đã phai đi. Đánh giá về hành vi ngoan ngoãn và hiền lành của cả nhóm, tôi nghi ngờ những người có vết bầm chính là những người vừa trải qua thủ thuật gần đây nhất – họ đã thực hiện thủ thuật ấy lên tất cả những bệnh nhân.

Phẫu thuật cắt não số lượng lớn đã được cho là dĩ vãng, một chương đen tối trong biên niên sử của lịch sử y học, nhưng đánh giá theo những gì tôi thấy ở đây, nó vẫn còn rất sống động ở trung tâm Wasserman.

Tôi đã móc ra một máy ảnh kỹ thuật số nhỏ mà tôi đã giấu trên người khi vào cơ sở, rồi chụp một số ảnh của những người bệnh nhân ấy. Đây chính là bằng chứng mà tôi đang cần – dù có giám định hay không, tôi biết rằng điều này ít nhất cũng đủ để khơi dậy một cuộc điều tra của hội đồng y tế tiểu bang.

Tôi quay trở lại hàng rào, và lại lách người qua, nhắm chặt mắt để tránh làm xước giác mạc khi cố đẩy người qua mớ bòng bong đan chặt chẽ của những cành cây mỏng và những chiếc lá sắc nhọn.

Khi tôi mở chúng ra ở phía bên kia, tôi đã đông cứng người. Một người đàn ông lớn tuổi, thấp bé trong một bộ vest nâu bảnh bao đang đứng đối diện tôi, nét mặt âm u trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của ông. Tôi đã nhận ra khuôn mặt của ông ta từ nghiên cứu của mình – đứng trước tôi là bác sĩ Henry Wasserman, đi cùng ông là hai kỷ luật viên vạm vỡ.

Ông ta thở dài thườn thượt, nét mặt thoáng buồn. “Tôi thực sự ước rằng anh đã không nhìn thấy điều đó.”

Phần 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *