Tôi Nghi Ngờ Ông Ngoại Tôi Là Một Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (p1)

rừng tối

Tôi không có kí ức tốt nhất về tuổi thơ của mình. Không nghĩa là tôi có một tuổi thơ bất hạnh – nó không như vậy – nhưng tôi không nhớ nhiều về nó như bao người khác. Ông ngoại luôn là người nổi bật trong mắt tôi, điều đó kỳ lạ, vì ông không thường ở gần gia đình lắm. Đôi lần ông đến thăm vào dịp Giáng Sinh hay những dịp tụ họp gia đình khác, trông ông có vẻ như là một người hiền lành nhưng nghiêm túc. Tôi nhớ có lần ông đã nói chuyện với tôi và biểu diễn đồng xu, tôi thích giọng nói trầm khàn của ông mỗi khi nghe ông kể những câu chuyện về những vùng đất xa xôi và những sinh vật kỳ diệu. Tôi nhớ cảm giác vừa thương vừa có lỗi với ông, vì sau mọi thứ, ông có vẻ là một người mệt mỏi và có những nỗi sầu trong lòng. Tôi biết rằng bà ngoại đã mất không lâu sau khi tôi được sinh ra, nên tôi luôn tưởng tượng đó là nguyên nhân làm ông buồn. Tôi nói thế để mọi người hiểu rằng tuy hạn chế nhưng tôi có những suy nghĩ tích cực về ông ngoại tôi cho đến khi vài ngày trước.

Tháng trước, cha mẹ tôi mất sau một vụ tai nạn xe khi đang trên đường về từ rạp chiếu phim. Tôi sống cách xa họ hai tiểu bang, nhưng vì tôi là đứa con duy nhất và là thân nhân ở gần họ nhất, tôi nhận được cuộc gọi. Vài tiếng sau đó là một khoảng thời gian mờ nhạt như sương mù, kết quả từ một chuyến đi xa chứa đầy những giọt nước mắt vì bất ngờ. Nhưng tôi biết rằng khi tôi đến bệnh viện, ông ngoại tôi đã ở đó. Dù là một người trưởng thành, tôi cũng ngỡ ngàng vì ông to lớn đến nhường nào, và ông không nói một lời ôm chầm lấy tôi. Tôi tựa vào người ông và khóc, đón nhận sự an ủi.

Chúng tôi đã cùng lo lễ tang và đồng ý rằng chúng tôi sẽ quay lại sau vài tuần để cùng xem lại di vật của cha mẹ tôi rồi chuẩn bị bán nhà. Ông đã nói rõ dù cho họ có để lại di chúc hay không, ông muốn mọi thứ thuộc về tôi, nhưng ông hạnh phúc khi có thể giúp và tìm hiểu cháu trai của ông nhiều hơn. Lễ tang đã xong, và sau mọi , tôi trở về lại với cuộc sống của mình. Tuần trước tôi nhận được một cuộc gọi từ ông ngoại, và chúng tôi đồng ý gặp nhau cuối tuần này để xem lại mọi thứ mà cha mẹ tôi để lại.

Chủ nhật, tôi đến nhà cha mẹ tôi, và chuỗi ngày sau đó là những ngày đượm buồn đôi khi nhưng cũng một phần nào đó an ủi. Ông ngoại vẫn như thế – người đàn ông tốt bụng và thích kể chuyện. Và ông thật sự trò chuyện với tôi thay vì độc thoại một mình, đây là trường hợp hiếm hoi so với những lần tiếp xúc với người lớn tuổi, hay bất kì ai thời buổi này. Ông ngoại muốn biết về công việc của tôi, tôi có bạn gái chưa, tôi có thích nơi tôi sống hiện tại không. Ông kể về những ngày tháng khi còn là quân y trong quân đội và khi ông là bác sĩ. Tôi biết ông là một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng ở một thời điểm nào đó, nhưng điều ấy ngừng lại gần hết sau khi bà ngoại qua đời. Ông vẫn còn một phòng mạch nhỏ và thỉnh thoảng viết những bài nghiên cứu, nhưng ông đã dành dụm đủ tiền từ những ngày còn làm bác sĩ phẫu thuật rồi, nên ông có thể sống thoải mái về mặt kinh tế và làm hầu hết những việc ông thích.

Phần lớn thời gian, chúng tôi bận rộn sắp xế đồ đạc trong nhà và trong gara, nên chúng tôi chỉ có cơ hội tâm sự trong những bữa ăn và những hàng đêm trước khi đi ngủ. Khoảnh khắc khi chúng tôi trở nên thoải mái với nhau hơn cũng là lúc ông ngoại tôi bắt đầu kể về vợ của ông.

Ngay cả bây giờ, hơn ba mươi năm từ cái chết của bà ngoại, điều ấy thể hiện rõ rằng ông yêu và nhớ bà đến nhường nào. Ông bắt đầu từ chỉ thoáng nhắc đến bà, nhưng dần thì những chủ để ông đề cập đều về bà. Những khoảnh khắc hài hước, những câu chuyện về sự hiền lành và thông minh của bà, những câu nói cửa miệng của bà. Điều ấy thật tình cảm, và chân thật đến mức cảm động đến nỗi tôi không cảm thấy khó chịu. Nhìn thấy ông yêu bà như thế nào càng làm tôi thương họ hơn.

Tôi sớm phải dừng luồng suy nghĩ ấy lại khi sắc mặt của ông trở nên u tối, như một chiếc thuyền đang hướng vào một trận bão đột ngột. Ông bắt đầu kể về lúc bà bị cướp mất từ ông, khi người đàn ông kia, thứ kia, đã giết bà. Tôi chỉ có thể lắng nghe, nhưng tôi thắc mắc mọi thứ này bắt đầu từ đâu. Tất cả tôi có thể biết được, bà ngoại tôi bị sát hại bởi một người lái xe xay xỉn. Điều ấy đã tệ, ông còn kể như thể nó là một thứ gì đó, như thể bà đã bị sát hại có chủ đích bằng cách nào đó. Câu chuyện ấy mơ hồ, nhưng tôi có thể thấy được khi ông ngoại nhận ra rằng ông đã kể nhiều hơn dự kiến. Ông ngượng nghịu và xin lỗi tôi vì đã lảm nhảm, tự nhận rằng ông đã dần trở thành ông lão ở khu mua sắm, người có thể nói chuyện nhiều giờ liền mà không cần chủ đề.

Tôi cười, chuẩn bị trấn an ông rằng tôi thích nghe những câu chuyện ấy, nhưng ông đã đứng dậy rồi nhìn vào đồng hồ đeo tay. Ông phải đi rồi, ông nói. Ông phải vào thị trấn để lo một số việc trước khi quá trễ, nhưng ông sẽ gặp lại tôi lúc trời sáng.

Tôi nghĩ điều ấy kỳ lạ vì một số lí do. Thứ nhất, chúng tôi vừa mới vào thị trấn sáng nay để mua đồ dự trữ và thức ăn đủ để cho ít nhất vài ngày. Thứ hai, lúc đó đã là gần mười giờ tối, và ngoài trạm xăng hay những quầy bar, tôi không nghĩ sẽ có nhiều cửa hàng ở nơi ấy, một thị trấn nhỏ và cách chỗ của chúng tôi khoảng ba mươi phút lái xe, còn mở cửa.

Thế nhưng, ông là một người đàn ông trưởng thành và là bậc tiền bối của tôi, và ông có đi đâu hay làm gì thì cũng không liên quan đến tôi. Có thể ông chỉ muốn đi đâu đó để có thể tịnh tâm sau khi đã kể về vợ ông quá nhiều. Và như thế, tôi chào ông buổi tối và ông rời khỏi nhà. Một phút sau, tôi nghe tiếng xe SUV khổng lồ được khởi động rung ầm lên và chạy ì ạch vào trong màn đêm.

Tôi đi ngủ, nhưng tuy rằng đã mệt nhoài, tôi không chợp mắt được. Một phần vì ngủ ở nơi lạ – ngôi nhà này không phải là nơi tôi lớn lên, nên ngoài việc đến thăm đôi khi, tôi chưa hề ngủ lại lâu. Phần khác là vì tôi lo lắng cho ông ngoại. Giường của tôi ở cạnh cửa sổ ở lầu trên, nên tôi hay nhìn thoáng ra để xem ông về chưa. Trăng không tròn, nhưng vẫn đủ sáng đủ để soi sáng sân cỏ và những tán cây mọc dày dần khi một cánh rừng thưa thớt dần trở thành một khu rừng rập rạp ngoài xa. Đêm ấy thật đẹp, và tôi biết cha mẹ tôi thích sống ở đây. Thế nhưng nơi này quá hẻo lánh so với tôi, và phải chi họ không sống quá xa thành phố thì họ cũng đã không gặp tai nạn khi đi xem phim về. Suy nghĩ ấy làm tôi tức giận, nên tôi đã gạc nó qua một bên. Cầm máy tính bảng của mình lên, và bắt đầu đọc sách, trước khi kịp nhận ra thì tôi đã ngủ mất rồi.

Tôi không chắc là do tiếng động cơ rung chuyển, tiếng cót két của cửa xe hay một do một cảm nhận trực giác sâu thẳm mách bảo về một sự thay đổi, tôi tỉnh dậy và nhìn qua cửa sổ lại. Tôi trông thấy ông ngoại đang đứng ở cuối xe, nhìn qua lại vài giây rồi mở cửa đuôi xe.

Thoạt đầu tôi không thể thấy gì cả vì góc nhìn, nhưng khi ông đưa tay vào xe rồi kéo ra một cơ thể người, tôi đã nhìn thấy nhiều hơn tôi muốn. Đó là một người phụ nữ, tôi tiếp tục nhìn, ông ngoại kéo cô ấy ra đủ để bế cô ấy trên tay và mang cô ấy vào trong rừng. Tôi biết đó đang là buổi tối và cách xa khoảng năm mươi thước, nhưng tôi có thể thấy mọi thứ rõ mồng một. Và khi thấy tay và đầu cô ấy lắc lư, tôi biết rõ rằng người phụ nữ ấy đang bất tỉnh hoặc đã chết.

Tôi cảm thấy sự hoảng loạn dâng trào lên đến ngực mình. Tôi không biết phải làm gì. Tôi có nên gọi 911? Tôi có nhầm lẫn có thể ông ngoại đang cố giúp cô ấy? Hay có thể cô ấy chỉ say rượu? Nhưng nếu ông đang cố giúp người phụ nữ ấy, ông đáng lẽ đã đưa cô ấy đến bệnh viện rồi chứ hay ít ra cũng đã đưa cô ấy vào nhà thay vì mang cô ấy vào rừng? Tất cả thật kỳ lạ, và khi ông càng đi lâu, điều ấy càng xa hiện thực.

Nên tôi đã không làm gì. Tôi chỉ ngồi cạnh cửa sổ, nhìn ra ngoài vài phút, và khi tôi vừa sắp bỏ cuộc, ông ngoại quay lại, dùng tay gạc những cành cây sang bên rồi tiến đến xe. Ông lắc đầu đóng cửa sau xe lại và nhìn lên, ngay lúc tôi đang ngồi cạnh cửa sổ.

Lúc vừa thấy cái xác tôi đã cố cúi người thấp và chầm chậm lùi khỏi cửa sổ. Nhưng cơn hoảng loạn đã làm tôi trở nên bớt cảnh giác và đã để lộ bản thân ra khi chăm chú chờ đợi ông quay lại. Không còn nghi ngờ gì, ông ngoại đã thấy tôi. Và để xác nhận cho điều ấy, ông đã giơ tay và khẽ vẫy chào. Cảm thấy vừa lạ vừa ngượng và kinh hãi, tôi vẫy chào lại.

Khi tôi viết ra những dòng này, là buổi sáng hôm sau và tôi đã dành hàng giờ trước để quyết định phải làm gì và nói gì với ông trong lúc chăm chú lắng nghe bất kì tiếng răng rắc của sàn nhà hay tiếng vặn nắm cửa. Có thể ông ngoại không biết rằng tôi đã thấy người phụ nữ ấy, và tôi đoán rằng sẽ có một lời giải thích dễ nghe nào đó, nhưng bây giờ điều ấy có vẻ khó xảy ra. Dù sao đi nữa, tôi ngưởi và nghe thấy ông ngoại đang chuẩn bị đồ ăn sáng, và ông sẽ gõ cửa phòng tôi. Tôi thương ông ngoại, nhưng tôi không tin tưởng ông, không thể nữa. Tôi nghĩ tôi phải cố nói chuyện với ông, nhưng để bắt đầu đón nhận dấu hiệu rắc rối đầu tiên, tôi đã ra khỏi cửa. Nếu tôi có gì thêm để cập nhật, và còn sống để làm thế, tôi sẽ viết tiếp trong thời gian sắp tới.

Phần 2

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *